Hầu hết các khối u tuyến nước bọt là lành tính và dấu hiệu thường gặp nhất là có khối u ở tuyến nước bọt nhưng không đau. Sinh thiết, chụp CT hay MRI có thể được áp dụng để chẩn đoán u tuyến nước bọt. Trong trường hợp khối u là ác tính, điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ và xạ trị.
Khoảng 85% các khối u tuyến nước bọt xảy ra ở các tuyến nước bọt mang tai, tiếp theo là các tuyến nước bọt dưới hàm và khoảng 1% xảy ra ở các tuyến nước bọt dưới lưỡi. 75 – 80% u tuyến nước bọt là lành tính, phát triển chậm, di chuyển, không đau, thường là các nốt đơn độc dưới da bình thường hoặc niêm mạc.
Dấu hiệu và triệu chứng
- Tuyến nước bọt (mang tai, dưới hàm và dưới hàm) sưng nhưng không đau, kích thước tuyến nước bọt tăng dần.
- Khó di chuyển một bên mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh mặt
Chẩn đoán
U tuyến nước bọt thường được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám nha khoa, bác sĩ quan sát thấy tuyến nước bọt sưng to hơn bình thường.
Các xét nghiệm chấn đoán u tuyến nước bọt bao gồm:
- Chụp X quang tuyến nước bọt để tìm vị trí khối u.
- Siêu âm, chụp CT hoặc MRI để xác nhận có sự tăng trưởng bất thường ở tuyến nước bọt và xác định xem liệu khố u đã lây lan đến các hạch bạch huyết ở cổ hay chưa.
- Sinh thiết tuyến nước bọt để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.
Điều trị
Phẫu thuật thường được thực hiện để loại bỏ khối u ở các tuyến nước bọt bị ảnh hưởng. Nếu khối u là lành tính, người bệnh thường không cần điều trị bổ sung.
Phẫu thuật sau đó kết hợp thêm với xạ trị có thể là cần thiết với các trường hợp u tuyến nước bọt là ác tính. Hóa trị được áp dụng khi khối u đã lan ra ngoài tuyến nước bọt.
Tiên lượng
Hầu hết u tuyến nước bọt là lành tính, tăng trưởng chậm và có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật. Trong trường hợp hiếm hoi, u tuyến nước bọt là ác tính (ung thư) đòi hỏi điều trị phức tạp hơn.
Các biến chứng có thể xảy ra
U nước bọt ác tính (ung thư tuyến nước bọt) có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó có lây lan đến các cơ quan khác (di căn). Mặc dù ít khi xảy ra nhưng phẫu thuật để cắt bỏ khối u có thể làm tổn thương các dây thần kinh điều khiển chuyển động của khuôn mặt.
Tới bệnh viện để thăm khám và kiểm tra ngay khi:
- Đau khi ăn uống hoặc nhai
- Phát hiện thấy có một khối u trong miệng, dưới hàm, ở cổ. Khối u không biến mất trong 2 – 3 tuần hoặc càng ngày càng lớn.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị u tuyến nước bọt trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.