Hơi thở có mùi hôi khó chịu khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Bài viết dưới đây đề cập đến vấn đề bệnh hôi miệng, nguyên nhân và cách chữa chữa.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng bệnh hôi miệng
Bệnh hôi miệng hiện là một trong những bệnh lý rất thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng bệnh hôi miệng tuy không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng rất dễ gây ảnh hưởng tới bản thân và những người xung quanh.
Không khó để người những người xung quanh hoặc bệnh nhận ra tình trạng hôi miệng của bản thân:
– Hơi thở có mùi khó chịu nghiêm trọng. Đặc biệt là vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Khi đó bụng chúng ta đang đói và cơ thể mệt mỏi khiến tình trạng bệnh diễn ra rõ rệt.
– Miệng có tình trạng khô, tiết ít nước bọt.
– Cao răng và các mảng bám trên răng nhiều.
– Khi che miệng lại và thở, ta nhận thấy có mùi hôi, mùi khó chịu.
– Thử dùng lưỡi liếm lên ngón tay cũng nhận thấy mùi hôi.
2. Nguyên nhân hôi miệng
Để có phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên, ta cần tìm được nguyên nhân gây bệnh. Đối với bệnh hôi miệng, nguyên nhân được chia làm 2 loại chính. Trong đó bao gồm những nguyên nhân xuất phát từ khoang miệng và từ bệnh lý.
2.1 Nguyên nhân từ khoang miệng
Những yếu tố từ khoang miệng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới hôi miệng. Điều này bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Từ đó, điều này kéo theo sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn. Những vi khuẩn khi phân hủy protein trong khoang miệng sẽ khiến sản sinh ra các hợp chất sulphur. Đây là một hợp chất dễ bay hơi và khiến hơi thở có mùi khó chịu.
Những tác nhân gây nên tình trạng này:
– Thức ăn thừa bám vào răng và lưỡi. Lâu ngày, chúng sẽ là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển.
– Lưỡi bị viêm, nứt làm hạn chế tiết nước bọt. Điều này khiến khoang miệng bị khô, vi khuẩn phát triển.
– Nhiệt miệng, nhiễm trùng, lở loét.
– Mắc hội chứng Sjogren.
– Chu kỳ của tế bào chết diễn ra quá nhanh. Điều này dẫn đến tế bào chế tích tụ, không được đưa ra ngoài kịp thời. Chúng sẽ phân hủy và dẫn tới hôi miệng.
2.2 Nguyên nhân do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân từ chính khoang miệng, tình trạng hơi thở có mùi cũng có thể do những bệnh lý khác:
– Bệnh lý về hô hấp: Viêm xoang, viêm mũi họng, … đều có thể là những nguyên nhân gây mùi cho cơ thể. Ngoài ra, những vấn đề về viêm tuyến bã vùng tiền đình mũi hay viêm amidan, … cũng không thể loại trừ.
– Bệnh lý về tiêu hóa: Những hiện tượng như trào ngược dạ dày, đau dạ dày, … cũng sẽ dẫn tới mùi hôi và chua ở miệng. Nguyên nhân bởi người bệnh vị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori. Chúng gây viêm loét dạ dày và tạo chứng hôi miệng.
– Bệnh lý xơ gan, tiểu đường: Khi bị xơ gan, hơi thở người bệnh sẽ có mùi trứng thối hoặc mùi tỏi. Điều này là do sự phân hủy mỡ bên trong cơ thể bệnh nhân. Từ đó, hydro sulphur sẽ được sản sinh.
– Cơ thể thay đổi hormone: Trong kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi hormone. Điều này có thể gây ra tình trạng hôi miệng.
– Một số loại thuốc đang sử dụng: Những loại thuốc bạn đang dùng có thể là yếu tố gây hôi miệng. Điển hình như chloral hydrate, disulfiram hoặc ác thuốc gây độc tế bào.
3. Chữa bệnh hôi miệng như thế nào?
3.1 Tăng cường vệ sinh răng miệng
Đánh răng sạch sẽ trước khi đi ngủ, sau khi thức dậy vào buổi sáng và sau khi ăn. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể dùng thêm chỉ nha khoa để lấy hết phần thức ăn thừa giắt bám, khó lấy ở các kẽ răng. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch súc miệng có thương hiệu đang được bày bán trên thị trường để diệt sạch vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Đánh và cạo lưỡi thường xuyên để ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của vi khuẩn trên lưỡi.
3.2 Điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể gây hôi miệng
Các bệnh về tiểu đường, thận, hở van tim, hở van dạ dày… thường gây hôi miệng nặng ở người bệnh. Do đó, nếu bị hôi miệng do các bệnh này cần điều trị dứt điểm bệnh.
3.3 Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước rất cần thiết đối với bệnh nhân bị hôi miệng. Khi đó, khoang miệng sẽ được làm ẩm, kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Miệng của người bệnh sẽ không bị khô, tránh được mùi khó chịu.
3.4 Chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết để góp phần điều trị hôi miệng. Bệnh nhân nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng hay nặng mùi như ớt, tỏi, hành, … Hay các món ăn nhiều gia vị cũng nên được hạn chế. Những thức uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia cần được loại bỏ. Chúng không hề tốt cho khoang miệng mà còn khiến cho tình trạng mồ hôi trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng một số món ăn hay thức uống như trà xanh, hoa quả, sữa chua, … Chúng sẽ giúp giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide gây ra trong miệng.
3.5 Chữa tận gốc bệnh sâu răng và các bệnh về nướu răng
Đây là hai nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp nhất.
Khi các nguyên nhân gây hôi miệng được kiểm soát, hơi thở sẽ trở lại bình thường, không còn mùi hôi khó chịu.
…
Bệnh hôi miệng có thể xuất hiện ở bất cứ người khỏe mạnh nào. Dù không phải là bệnh lý trầm trọng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tâm lý. Chữa trị dứt điểm hôi miệng giúp bạn lấy lại sự tự tin trong cuộc sống và xóa bỏ những rào cản tâm lý trong giao tiếp. Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc từ lâu được biết đến là địa chỉ uy tín về khám chữa các bệnh lý răng miệng, trong đó có chữa hôi miệng.