Menu xem nhanh:
Hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn?
Để giải đáp câu hỏi hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn, chúng ta cần hiểu rõ xạ trị và hóa trị là gì cũng cơ chế tác động của chúng.
- Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho nhiều bệnh nhân ung thư
Hóa trị ung thư là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư mang tính chất toàn thân. Hóa trị ung thư thường được hiểu như là phương pháp điều trị ung thư bằng các thuốc hóa học gây độc tế bào. Hóa trị được áp dụng như phương pháp điều trị cho nhiều bệnh ung thư như với mục đích chữa khỏi, kéo dài, cải thiện thời gian sống cho người bệnh.
Điều trị tia xạ là việc sử dụng bức xạ ion hóa có năng lượng cao, đó là sóng điện từ hoặc các hạt nguyên tử để điều trị bệnh. Tia xạ có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp đến tế bào và tổ chức ung thư.
Vì có những cơ chế tác động khác nhau nên không thể nói hóa trị và xạ trị cái nào nặng hơn mà tùy thuộc vào loại ung thư, vị trí ung thư, mức độ di căn của khối u cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh, điển hình là các bệnh lý đi kèm cùng yếu tố tuổi tác.
Những tác dụng phụ có thể gặp khi hóa, xạ trị
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bệnh còn băn khoăn không biết hóa trị hay xạ trị cái nào nặng hơn là vì những tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải trong quá trình điều trị tia xạ hay hóa chất. Thực tế, dù ít hay nhiều, tác dụng phụ trong điều trị bệnh ung thư là điều khó tránh, không loại trừ phương pháp hóa trị hay xạ trị.
Một số tác dụng phụ xạ trị
- Phản ứng da và niêm mạc: tùy thuộc vào liều xạ song thời kì đầu thường có hiện tượng viêm đỏ da. Liều xạ tăng lên da sẽ đỏ, khô và bong, niêm mạc loét.
- Buồn nôn, nôn ói dễ gặp sau hóa , xạ trị
- Ỉa chảy thường xảy ra khi tia xạ vào vùng bụng hay vùng chậu.
- Viêm đường tiết niệu khi chiếu xạ vùng chậu
- Bạch cầu, hồng cầu hay tiểu cầu bị giảm do tia xạ có thể tác động đến máu và hệ cơ quan tạo máu.
Ngoài những tác dụng phụ trên, người bệnh còn có thể gặp một số biến chứng muộn như các tổ chức phần mềm vùng chiếu xạ bị xơ hóa và teo nhỏ. Một số biểu hiện toàn thân khác có thể gặp bao gồm mệt mỏi, chán ăn, choáng váng, buồn nôn…
Một số tác dụng phụ hóa trị
- Thiếu máu, giảm bạch cầu
- Buồn nôn và nôn ói
- Suy nhược, mệt mỏi
- Rụng tóc
- Cảm giác bị tê, châm chích các chi…
Khắc phụ những tác dụng phụ điều trị hóa, xạ trị như thế nào?
Để giúp người bệnh an tâm tiếp nhận điều trị, trước khi quyết định điều trị theo phác đồ nào thì bác sĩ đều sẽ giải thích cặn kẽ cho người bệnh hiểu về hướng điều trị, thời gian cũng như các tác dụng phụ có thể gặp phải cũng như cách khắc phục.
Bệnh nhân điều trị tia xạ cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, nghỉ ngơi hợp lý, nếu bị tổn thương da có thể sử dụng kem dưỡng và làm mềm da, khi bị các triệu chứng ỉa chảy hay buồn nôn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm nhẹ triệu chứng…
Với bệnh nhân hóa trị, rụng tóc là nỗi ám ảnh lớn của nhiều người bệnh. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, không phải loại thuốc ung thư nào cũng gây rụng tóc. Sau khi kết thúc điều trị, tóc vẫn có thể mọc trở lại, mặc dù màu tóc hay độ dày có thể không được bằng như trước khi điều trị.
- Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống
Nhìn chung, tác dụng phụ trong điều trị ung thư là điều khó tránh nhưng so với những hiệu quả mà các phương pháp điều trị bệnh mang lại, các triệu chứng này có thể được kiểm soát và giảm nhẹ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc là một trong những đơn vị y tế đi đầu trong khám chẩn đoán và điều trị ung thư theo phác đồ chuẩn Singapore. Ngoài ra, bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng, tác dụng phụ trong quá trình điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.