Sa tử cung có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và khả năng sinh sản. Những hình ảnh tử cung bị sa sẽ được chúng tôi giới thiệu sau đây.
Bình thường tử cung ở ngay bên trên âm đạo, tuy nhiên khi mà các cơ và dây chằng bị kéo giãn, không đủ sức đàn hồi nâng đỡ thì tử cung sẽ bị tụt xuống lòng âm đạo gây sa tử cung.
Menu xem nhanh:
1.Sa tử cung thường gặp ở những đối tượng nào?
1.1 Đối tượng thường gặp sa tử cung là:
– Phụ nữ mang thai nhiều lần, sinh con nhiều lần bằng đường âm đạo đặc biệt là thai lớn, thời gian chuyển dạ kéo dài.
– Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ lớn tuổi.
– Phụ nữ thường mang vác vật nặng, phải lao động sớm sau sinh không có thời gian kiêng cữ.
– Người bị bệnh ho mạn tính, bị táo bón, béo phì,…
1.2 Sa tử cung được chia thành 3 mức độ:
– Sa tử cung mức độ nhẹ: Tử cung sa xuống, thập thò ngay vùng âm đạo.
– Sa tử cung mức độ trung bình: Tử cung lộ ngoài âm đạo, thân nằm ở trong âm đạo.
– Sa tử cung mức độ nặng: Lúc này toàn bộ tử cung sa hẳn ngoài âm đạo.
2. Biểu hiện của sa tử cung
Chứng sa tử cung ở mức độ nhẹ có thể khó nhận ra do gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Nhưng bệnh đã ở mức độ nặng, sẽ gây ra biến chứng chị em dễ dàng tự chẩn đoán qua các biểu hiện sau:
– Đau bụng dưới, cảm giác bụng căng đầy, nặng bụng tại vùng chậu.
– Chị em bị đau sau khi quan hệ tình dục, đau lưng dữ dội, đặc biệt khi bưng vác vật nặng.
– Chị em đại tiện khó khăn, đau khi tiểu tiện.
– Khí hư loãng hoặc nhầy như nước mũi, đôi khi xuất huyết âm đạo bất thường.
– Dễ bị són tiểu, có thể nước tiểu rỉ ra khi cười, hắt hơi hoặc ho.
– Nặng hơn, người bệnh cảm thấy khi đứng có một khối căng phồng ra trong âm đạo.
3. Hình ảnh sa tử cung
4. Xử trí với sa tử cung
Với trường hợp sa tử cung nhẹ không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt để làm giảm triệu chứng, có thể tập luyện một số bài tập như kegels để khắc phục.
Nếu sa tử cung nặng, gây viêm loét, sẽ phải xử trí bằng các phương pháp y khoa.
Để phòng ngừa sa tử cung chị em cần chú ý:
- Không nên lao động nặng, đi lại nhiều, lên xuống cầu thang sau khi sinh.
- Sau sinh nên kê cao mông khi ngủ.
- Tránh đứng lâu, ngồi lâu hoặc nín hơi gây áp lực đè nén lên bụng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, thể dục nhẹ nhàng, hạn chế tình trạng táo bón lâu dài.