Hiện tượng đau rát ngực là một trong những biểu hiện phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Cảm giác nóng rát, khó chịu ở vùng ngực khiến nhiều người lầm tưởng với các bệnh lý tim mạch, gây không ít lo lắng. Vậy tại sao trào ngược lại gây ra hiện tượng này, có những biểu hiện gì đi kèm và chẩn đoán bằng phương pháp nào?.
Menu xem nhanh:
1. Hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày
1.1. Giải thích hiện tượng đau rát ngực do trào ngược
Hiện tượng đau rát ngực do trào ngược thường xuất hiện khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc thực quản gây nóng rát, đau nhức ở khu vực ngực sau xương ức. Cơn đau có thể lan lên cổ họng, lưng hoặc cánh tay và thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi nằm.
Đây là dấu hiệu khá điển hình của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), một bệnh lý đường tiêu hóa trên mãn tính khá phổ biến hiện nay. Hiện tượng đau rát ngực không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
1.2. Tại sao trào ngược dạ dày thực quản gây hiện tượng đau rát ngực?
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ vòng thực quản dưới (LES) bị suy yếu, không thể đóng kín sau khi thức ăn đi xuống dạ dày. Khi đó, axit dịch vị cùng với thức ăn có thể trào ngược lên thực quản, gây kích thích và tổn thương niêm mạc.
Niêm mạc thực quản vốn không được bảo vệ trước tác động của axit mạnh như niêm mạc dạ dày. Khi axit trào ngược, nó sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm và cảm giác nóng rát ở vùng ngực. Cảm giác này được gọi là “ợ nóng” hay “đau rát ngực”, đặc biệt rõ rệt sau khi ăn no, uống đồ uống có tính axit hoặc khi nằm xuống.
Ngoài ra, khi trào ngược kéo dài, tình trạng viêm thực quản có thể tiến triển nặng hơn, hình thành các tổn thương loét, hẹp thực quản, làm cho cơn đau rát trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Biểu hiện kèm theo hiện tượng đau rát ngực
Ngoài cảm giác đau rát ngực, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường gặp phải nhiều biểu hiện đi kèm khác như: tình trạng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng xảy ra thường xuyên, đặc biệt sau bữa ăn no hoặc khi nằm. Cảm giác nóng rát có thể lan từ ngực lên cổ họng, kèm theo khó nuốt hoặc nuốt nghẹn gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Một số trường hợp còn có biểu hiện đau tức vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra lưng và cánh tay khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, tình trạng ho khan kéo dài, khàn giọng, viêm họng mạn tính cũng rất phổ biến do axit trào ngược kích thích niêm mạc đường hô hấp. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể tiết nước bọt nhiều bất thường, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày.
3. Chẩn đoán hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày
Để chẩn đoán chính xác hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày thực quản, các phương pháp thăm khám và xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến và hiệu quả hiện nay:
3.1. Nội soi thực quản – dạ dày
Nội soi thực quản là phương pháp trực quan, giúp bác sĩ quan sát trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi giúp phát hiện tình trạng viêm loét, xước niêm mạc thực quản do trào ngược axit gây ra.
Phương pháp này không chỉ giúp chẩn đoán chính xác mà còn đánh giá được mức độ tổn thương để có hướng điều trị phù hợp.
3.2. Đo áp lực và nhu động thực quản (HRM)
Đo áp lực và nhu động thực quản HRM (High-Resolution Manometry) là phương pháp hiện đại, giúp đánh giá chức năng của cơ vòng thực quản dưới và nhu động thực quản. HRM đo chính xác áp lực và chuyển động của thực quản, từ đó phát hiện và phân biệt các bệnh lý rối loạn vận động thực quản có triệu chứng tương tự trào ngược.
3.3. Đo pH thực quản 24h
Đo pH thực quản 24h là phương pháp tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp này giúp đo lường nồng độ axit trào ngược lên thực quản trong suốt 24 giờ, xác định chính xác tần suất và mức độ trào ngược axit.
Đây là phương pháp vô cùng quan trọng để phân biệt hiện tượng đau rát ngực do trào ngược với các bệnh lý khác như đau thắt ngực do tim mạch.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI ứng dụng các phương pháp trên trong chẩn đoán hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt, phương pháp HRM và đo pH thực quản 24h là hai kỹ thuật tân tiến hiện nay được Thu Cúc TCI ứng dụng cùng với hệ thống máy móc hiện đại, giúp mang lại kết quả nhanh chóng, chính xác.
Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại TCI sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh nhân, giúp cải thiện triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả.
5. Điều trị hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày
Điều trị hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày thực quản cần kết hợp nhiều biện pháp, bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và can thiệp y khoa.
Người bệnh cần xây dựng thói quen ăn uống khoa học, chia nhỏ bữa ăn và hạn chế các thực phẩm có tính axit, cay nóng, dầu mỡ. Tránh nằm ngay sau khi ăn và duy trì cân nặng hợp lý cũng là những yếu tố quan trọng giúp giảm tình trạng trào ngược.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp y khoa phù hợp để giảm tiết axit, tăng cường chức năng cơ vòng thực quản dưới và bảo vệ niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện tượng đau rát ngực do trào ngược dạ dày thực quản là một trong những triệu chứng phổ biến, gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Việc nhận diện triệu chứng, thăm khám và chẩn đoán chính xác chìa khóa quan trọng để điều trị hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, người bệnh được thăm khám, chẩn đoán và điều trị với công nghệ hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Đặc biệt, việc ứng dụng HRM và đo pH thực quản 24h đã giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi nỗi ám ảnh đau rát ngực do trào ngược dạ dày thực quản.