Đau dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa. Hiện tượng đau dạ dày tá tràng ở mỗi người khác nhau. Vì vậy mọi người cần biết rõ về các dấu hiệu để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Menu xem nhanh:
1. Đau dạ dày tá tràng là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về các hiện tượng đau dạ dày tá tràng mọi người cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đau dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày tá tràng bị tổn thương bởi dịch vị tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày tá tràng ngày càng phổ biến và ảnh hưởng tới hàng triệu người dân Việt Nam mỗi năm. Bên cạnh đó vấn đề bệnh tái phát cũng là vấn đề đáng lo ngại. Chi phí để đều trị các vấn đề liên quan tới dạ dày tá tràng lên tới hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
2. Các hiện tượng đau dạ dày tá tràng phổ biến
Hiện tượng đau dạ dày tá tràng ở mỗi người khác nhau. Vì vậy bạn cần hiểu rõ về các dấu hiệu để giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị
2.1 Đau bụng vùng thượng vị là hiện tượng đau dạ dày tá tràng dễ nhận biết nhất
Khi dạ dày tá tràng gặp vấn đề người bệnh thường bị đau bụng vùng thượng vị. Cơn đau ở mỗi bệnh nhân khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Có người thấy đau âm ỉ, người lại cảm thấy đau dữ dội kèm theo tức ngực, khó thở. Thời gian diễn ra cơn đau ở bệnh nhân cũng khác nhau. Một số trường hợp đau vài phút hoặc và tiếng sau khi ăn no hoặc khi bụng đói. Đau thượng vị cũng xảy ra khi ăn thực phẩm lạ hoặc lo lắng, căng thẳng.
2.2 Triệu chứng chướng bụng, khó tiêu, ăn nhanh no
Khi dạ dày bị viêm loét sẽ khiến chức năng co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non bị suy giảm. Thức ăn ứ đọng lâu ngày tại dạ dày dẫn tới đầy bụng, khó tiêu. Triệu chứng này khiến người bệnh không muốn ăn hoặc ăn ít hơn bình thường.
2.3 Ợ hơi – Một triệu chứng đau dạ dày tá tràng thường thấy
Ợ hơi là biểu hiện xuất hiện sau tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Trong quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày sẽ sản sinh ra hơi. Hơi được thải ra ngoài theo hai còn đường là hậu môn và miệng vì vậy có hiện tượng ợ hơi. Khi dạ dày tá tràng gặp vấn đề, thức ăn sẽ ứ đọng lâu và sản sinh ra nhiều hơi khiến người bệnh ợ hơi liên tục.
2.4 Triệu chứng nôn, buồn nôn
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khi bị đau dạ dày tá tràng gây ra kích thích đến hệ tiêu hóa. Điều này kích thích cơ thể gây buồn nôn, nôn ra thức ăn và dịch trong dạ dày. Sau khi nôn cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm dần. Nếu thấy trong dịch nôn có lẫn máu hoặc màu đen như bã cafe thì rất có thể người bệnh đang bị chảy máu dạ dày.
2.5 Hiện tượng đau dạ dày tá tràng là sụt cân, chán ăn
Dạ dày tá tràng có ổ viêm loét khiến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa không được trơn tru. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ đi nuôi cơ thể vì thế mà gián đoạn. Người bệnh thường xuyên bị đầy bụng, buồn nôn dẫn tới chán ăn, sụt cân. Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính sụt cân quá nhanh cần cẩn thận với nguy cơ ung thư dạ dày.
3. Nguyên nhân nào dẫn tới đau dạ dày tá tràng?
Dạ dày tá tràng luôn được bao phủ bởi lớp nhầy bảo vệ khỏi các tác nhân gây tổn thương. Khi lớp nhầy bị bào mòn sẽ khiến acid dễ tấn công và gây tổn thương niêm mạc. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân chính gây bệnh.
3.1 Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP
Có tới trên 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên không phải ai bị nhiễm khuẩn HP cũng bị viêm loét. Một số trường hợp vi khuẩn sinh sối sẽ tấn công dạ dày tá tràng gây viêm loét. Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm từ người sang người qua việc ăn uống chung, tiếp xúc nước bọt, dịch tiết hô hấp,…
3.2 Do sử dụng thường xuyên một số loại thuốc điều trị bệnh
Các loại thuốc kháng viêm, giảm đau khi sử dụng trong thời gian dài có thể làm tổn thương dạ dày tá tràng. Trong thuốc có tác dụng phụ thúc đẩy việc ăn mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc tạo điều kiện thuận lợi cho acid tấn công. Các bệnh nhân thường sử dụng thuốc điều trị: Tiểu đường, tim mạch, ung thư,…sẽ dễ mắc các bệnh về dạ dày hơn.
3.3 Thói quen ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng lớn tới hệ tiêu hóa
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt cũng ảnh hưởng tới dạ dày. Những người hay sử dụng thuốc lá, bia rượu, ăn đồ chua cay, chiên rán,…nằm trong nhóm nguy cơ cao. Bên cạnh đó đầu óc căng thẳng, áp lực thường xuyên cũng gây kích thích dạ dày dẫn tới suy giảm chức năng.
4. Mách bạn một số cách đẩy lùi hiện tượng đau dạ dày tá tràng
Nếu không may bị mắc bệnh về dạ dày tá tràng bạn không nên quá lo lắng. Đây là bệnh lý thường gặp và hiện nay đã có nhiều cách để điều trị.
4.1 Điều trị bằng thuốc
Trước khi chữa bệnh mọi người cần tới bệnh viện để thăm khám nhằm xác định chính xác tình trạng tổn thương. Một số phương pháp được dùng để chẩn đoán là:
– Xét nghiệm vi khuẩn HP ( xét nghiệm mô học, test mở urea, nuôi cấy vi khuẩn)
– Nội soi để quan sát mức độ tổn thương và xác định vị trí ổ loét
Dựa vào kết quả thu được bác sĩ sẽ lên kế hoạch để điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Người bệnh cần nghiêm túc thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sĩ đưa ra. Mọi người không nên tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc dừng thuốc khi thấy các hiện tượng đau dạ dày tá tràng thuyên giảm. Việc không tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ khiến bệnh không được điều trị triệt để, gây kháng thuốc.
4.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng tuân theo khoa học
Điều trị bằng thuốc chỉ phần nào giúp kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày tá tràng. Điều quan trọng không kém là người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để bệnh không tiến triển nặng hơn.
4.3 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Người bị đau dạ dày tá tràng cần thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp. Dù bận rộn tới đâu người bệnh cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ đúng giờ giấc, hạn chế thức khuya. Đặc biệt sau khi ăn mọi người nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Để giúp nâng cao sức khỏe bệnh nhân cũng nên tập thể dục thể thao mỗi ngày. Thói quen này giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn lưu thông để bài trừ các độc tố ra khỏi cơ thể.
Bài viết đã cung cấp đầy đủ các kiến thức về hiện tượng đau dạ dày tá tràng. Mong rằng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp tỷ lệ người mắc các bệnh về dạ dày tá tràng ngày càng giảm.