Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra nhiều tác hại, làm ảnh hưởng đến tinh thần, công việc và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các hậu quả của mất ngủ trong bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tác hại của mất ngủ đối với tinh thần người bệnh
Việc thiếu ngủ sẽ khiến bộ não có những phản ứng tiêu cực. Mất ngủ kéo dài có thể gây rối loạn tâm lý, khiến người bệnh rơi vào tình trạng lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,… cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
Việc thiếu ngủ kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone mang tên cortisol. Hormone này gây căng thẳng cho người bệnh. Đồng thời chúng có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể, làm tăng tình trạng viêm do mụn và tạo điều kiện cho sự hình thành của nếp nhăn, khiến người bệnh cảm thấy lo âu, buồn bã, tự ti.
Mất ngủ gây giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người. Do vậy, những người mắc bệnh mất ngủ thường dễ cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Nhiều trường các cảm xúc tiêu cực có thể tích tụ dẫn tới trầm cảm và các bệnh lý tâm thần khác.
2. Hậu quả của mất ngủ đối với công việc
Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não sẽ dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ. Đây là giai đoạn rất cần thiết trong quá trình ngủ. Tình trạng không ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm, khiến cho người bệnh không có cảm giác được nghỉ ngơi khi thức dậy. Họ thường bị mất tập trung, hay cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.
Tình trạng mất ngủ thường xuyên cũng khiến người bệnh cảm thấy luôn mệt mỏi, lờ đờ, giảm hứng thú và khả năng sáng tạo trong công việc. Họ thường mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một nhiệm vụ được giao. Điều này lặp đi lặp lại dẫn tới giảm hiệu suất công việc.
Lúc này, một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và giúp tỉnh táo để “bắt tay” vào công việc ngay.
3. Ảnh hưởng của mất ngủ đối với sức khỏe
Không chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần và năng suất lao động, mất ngủ thường xuyên còn là nguồn gốc gây ra hoặc làm tăng nặng thêm nhiều vấn đề sức khỏe như:
3.1 Bệnh tim mạch là hậu quả của mất ngủ kéo dài
Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều hơn, khiến các mạch máu co lại. Huyết áp tăng gây thêm áp lực cho trái tim. Hơn nữa, việc ngủ ít cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, một trong những yếu tố nguy cơ của các bệnh lý về mạch máu và tim.
3.2 Thừa cân, béo phì
Người bệnh bị mất ngủ, thiếu ngủ thường dễ bị tăng cân, thừa cân hoặc tình trạng thừa cân sẵn có ngày càng trầm trọng hơn. Bởi mất ngủ gây mệt mỏi, căng thẳng, khiến các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có, từ đó năng lượng không thể tiêu hao tích tụ thành mỡ thừa gây tăng cân.
Đồng thời, việc mất ngủ còn kích thích vùng não điều khiển việc ăn uống, khiến người bệnh thường xuyên thèm ăn vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhiều chất béo, vì vậy khiến tình trạng tăng cân càng có xu hướng gia tăng.
3.3 Tăng huyết áp
Các nghiên cứu cho thấy, khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone căng thẳng hơn. Sự gia tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, theo thời gian có thể dẫn tới tăng huyết áp mạn tính.
3.4 Hậu quả của mất ngủSuy giảm trí nhớ
Không duy trì được giấc ngủ ngon và trọn vẹn có thể khiến hoạt động của não bộ suy giảm, đặc biệt là giảm khả năng ghi nhớ. Người bệnh thường xuyên nhớ nhớ, quên quên, lâu dần có thể dẫn tới sa sút trí tuệ.
3.5 Ung thư
Melatonin là một loại hormone được sản xuất ra trong lúc ngủ có khả năng chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Việc thiếu ngủ sẽ ức chế việc sản sinh hormone này, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn.
Như vậy, hậu quả của mất ngủ đối với cơ thể là rất lớn, kể cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của mất ngủ như trằn trọc không ngủ được, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ lại, mệt mỏi khi thức dậy,… bạn nên tìm đến các chuyên gia Nội thần kinh để được khám và điều trị hiệu quả từ sớm, giúp bệnh được cải thiện hiệu quả, tiến tới điều trị khỏi.