Menu xem nhanh:
1. Sốt virus ở trẻ nhỏ là như thế nào?
Sốt là một hiện tượng của của các hệ thống bảo vệ phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài xâm nhập để gây hại. Khi hệ thống này được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn so với thông thường, dao động từ 37,5 độ C trở lên. Đây là phản ứng tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
Sốt virus hay còn được biết đến với tên gọi là sốt siêu vi. Đây là tình trạng cơ thể của trẻ lên cơn sốt do các loại siêu vi trùng khác nhau gây ra. Theo các chuyên gia, có khoảng 200 loại virus có thể gây ra hiện tượng này bao gồm: Adenovirus, Rhinovirus, virus cúm,… Các loại virus gây ra tình trạng sốt cao ở trẻ có thể lây truyền trong không khí và thông qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa của người bệnh để thâm nhập và gây hại cho cơ thể.
2. Trẻ bị sốt virus sẽ có các triệu chứng thế nào?
L.B.H là một cô bé xinh xắn 20 tháng tuổi. Khi con được đưa đến Thu Cúc TCI, B.H có các triệu chứng điển hình của bệnh lý sốt virus có thể kể đến như:
– Sốt cao không dứt trong vòng 2-3 ngày liên tục
– Thở khó khăn, nghẹt mũi và nước mũi nhiều
– Bé mệt mỏi, quấy khóc nhiều
– Họng có dấu hiệu viêm, ho nhiều
– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa với hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng, có chất nhày
Sau khi kiểm tra tình trạng cũng như khám lâm sàng, bác sĩ đã chỉ định gia đình cho B.H làm thêm một số các loại xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác hơn. Các loại xét nghiệm cần làm có thể kể đến như: xét nghiệm máu, xét nghiệm CRP, virus Dengue,…
Bác sĩ tại Thu Cúc TCI cũng cho biết, nếu cha mẹ thấy có các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến viện có chuyên khoa Nhi để được thăm khám và điều trị, ngăn ngừa khả năng trẻ mắc các biến chứng nguy hiểm.
2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Đây là giai đoạn trẻ có các triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn này bao gồm:
– Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy từng tình trạng và loại virus gây bệnh
– Viêm họng kèm ho, sổ mũi, nghẹt mũi và thở khò khè
– Người mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, hay quấy khóc
– Da nổi mẩn ban đỏ
2.2. Giai đoạn phát bệnh
Đến giai đoạn phát bệnh, các triệu chứng trở nặng hơn đặc biệt trẻ sẽ sốt cao lên trên 39 độ C, thậm chí là 40-41 độ C. Cha mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao trong thời gian này vì con có thể có khả năng bị co giật, nguy hiểm đến tính mạng.
– Sốt
Sốt cao là tình trạng phổ biến của trẻ khi bị virus xâm nhập vào cơ thể. Thông thường trẻ sẽ lên cơn sốt sau 3-5 ngày phát bệnh và giảm dần. Thuốc hạ sốt trong trường hợp này ít có tác dụng nên cơn sốt khiến trẻ rất mệt mỏi, thiếu nước và dễ gặp các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
– Người mỏi, đau êm ẩm
Cơ thể của trẻ sẽ có triệu chứng đau toàn thân, đặc biệt là các phần cơ bắp, đầu và vai gáy. Do cơ thể mệt mỏi và khó chịu quá độ nên trẻ rất dễ cáu gắt và quấy khóc khó dứt.
– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Một số trường hợp trẻ bị sốt virus sẽ có hiện tượng tiêu hóa bị rối loạn, đi ngoài phân lỏng và có chất nhày nhưng không có máu. Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường sẽ xuất hiện cùng thời điểm trẻ lên cơn sốt hoặc sau khi trẻ sốt vài ngày.
– Phát ban
Phát ban là tình trạng xuất hiện muộn hơn các triệu chứng khác, thường sau khi sốt 2-3 ngày và sẽ tự lặn mất mà không để lại sẹo vài ngày sau đó.
Sốt virus là bệnh lý không cần sử dụng đến kháng sinh để điều trị. Việc lạm dụng kháng sinh chỉ khiến trẻ đối mặt với khả năng kháng kháng sinh. Do đó, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị với phác đồ phù hợp.
3. Cách chữa sốt virus ở trẻ nhỏ hiệu quả
Bé B.H sau khi được làm thủ tục nhập viện đã được các bác sĩ sắp xếp một phòng rộng rãi, thoải mái và đầy đủ tiện nghi. B.H dự kiến sẽ nằm theo dõi và điều trị tại đây trong khoảng 3-5 ngày với phác đồ điều trị “Không lạm dụng kháng sinh” của Thu Cúc TCI.
– Theo dõi sức khỏe hàng ngày:
Hàng ngày, các bác sĩ và điều dưỡng sẽ đến truyền nước cho con, kết hợp đo các chỉ số như nhiệt độ để theo dõi tình hình sức khỏe cũng như đánh giá mức độ hồi phục. Sau đó, B.H sẽ được các cô điều dưỡng phát thuốc và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Hạ sốt và bù nước với điện giải:
Những ngày đầu tiên con còn có hiện tượng sốt cao, bác sĩ đã sử dụng thuốc hạ sốt và hướng dẫn mẹ lau khô mồ hôi để con có thể nhanh chóng cắt cơn sốt. Tiếp đó, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung điện giải do sốt virus trẻ sẽ mất nước rất nhiều, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu cơ thể không đủ nước duy trì.
– Bổ sung chất dinh dưỡng:
B.H trong những ngày lưu viện sẽ được Thu Cúc TCI phục vụ các bữa cơm đầy đủ chất dinh dưỡng để con có thể mau chóng khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng hơn. Mỗi bữa ăn, B.H luôn ăn hết sạch phần ăn của mình và con luôn ngóng chờ đến bữa ăn để xem hôm nay sẽ được ăn những món gì. Nhìn con vui vẻ ăn uống, cha mẹ của B.H cũng cảm thấy vui vẻ và nhẹ nhõm vì con đang khỏe lại từng ngày.
Đây là các cách điều trị sốt virus được áp dụng phổ biến nhất. Các bác sĩ sẽ tập trung điều trị theo các triệu chứng của trẻ để trẻ có thể bình phục nhanh nhất, ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.
4. Chăm sóc sau khi khỏi bệnh
Chỉ sau chưa đầy một tuần, B.H đã hoàn toàn khỏe mạnh và các triệu chứng của bệnh biến mất. Con được kiểm tra sức khỏe toàn diện lại một lần nữa trước khi ra về. Bác sĩ tại Thu Cúc TCI cũng đã dặn cha mẹ B.H cách có thể bảo vệ con khỏi tình trạng tái nhiễm sốt virus.
– Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là tay chân cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng của bé thường xuyên, bảo đảm không gian thoáng mát, sạch sẽ để ngăn ngừa sự phát triển của virus, vi khuẩn
– Khi trẻ có dấu hiệu của sốt virus, cha mẹ cần cách ly và hạn chế con tiếp xúc với mọi người xung quanh do đây là bệnh lý có tính lây nhiễm cao
– Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đủ mũi đủ liều theo như khuyến cáo của Bộ Y Tế
Thu Cúc TCI luôn sẵn sàng hỗ trợ cha mẹ trong quá trình chăm sóc cũng như điều trị cho con với đội ngũ bác sĩ Nhi khoa đầu ngành, đã từng công tác nhiều năm tại các bệnh viện lớn. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị máy móc cũng hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị, tiết kiệm thời gian cũng như có hiệu quả tốt hơn.