Bị ho khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì càng tiến triển nặng và có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc dùng thuốc ho cho bà bầu là rất quan trọng. Nhưng dùng loại thuốc gì? Liều lượng và cách dùng ra sao thì hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Vì sao bà bầu bị ho?
Ho là cách phản ứng của cơ thể khi đường thở hoặc cổ họng ảnh hưởng bởi các tác nhân kích thích
Có nhiều nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ho:
– Khi mang thai sảy ra tình trạng thay đổi nội tiết trong cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy yếu khiến bà bầu dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường hay từ những người xung quanh mang mầm bệnh.
– Thời tiết thất thường, thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào phòng máy lạnh và ngược lại.
– Sống trong môi trường quá nhiều khói bụi, bị ô nhiễm nặng.
– Tử cung gây áp lực lên ổ bụng khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp – Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, xảy ra tình trạng ho ở phụ nữ mang thai.
– Tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: hóa chất, thức ăn, bụi phấn, lông chó mèo…
2. Ho nhiều có ảnh hưởng đến em bé trong bụng?
Nhiều mẹ bầu lo lắng việc ho, ho nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe em bé trong bụng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chỉ có triệu chứng ho thông thường, sau 1-2 ngày cắt cơn ho thì có thể yên tâm về sức khỏe của bé không bị ảnh thưởng. Trong trường hợp ho nhiều, kéo dài và kèm theo cảm giác khó thở, tức ngực thì cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra. Xem nhẹ tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
– Sinh non hoặc động thai sảy thai.
– Suy yếu sức khỏe của mẹ, ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển của thai nhi.
– Nếu ho là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.
Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
3. Những thuốc ho cho bà bầu an toàn
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, việc sử dụng thuốc ho cho bà bầu cũng cần hết sức cẩn trọng. Việc điều trị tùy tiện, không đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp cho cả mẹ và thai nhi.
Để điều trị ho, nhất là ở bà bầu thì việc sử dụng thuốc tây y không được khuyến khích. Thuốc tây y có ưu điểm hiệu quả nhanh nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Chỉ trong một số trường hợp ho kéo dài, có đờm, khó thở, tức ngực,… thì có một số loại thuốc tây y được chỉ định bởi bác sĩ.
3.1. Siro thảo dược – Thuốc ho cho bà bầu ít tác dụng phụ
Siro ho là sản phẩm được bào chế dưới dạng đường uống, với nguồn gốc từ các thảo dược an toàn, lành tính. Siro ho có công dụng giảm bớt tình trạng ho khan, ho có đờm,… Giúp cổ họng được “thư giãn”, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bà bầu ho kèm theo viêm họng, ho có nhiều đờm thì có thể sử dụng siro ho. Siro ít gây tác dụng, nếu có thì rất hiếm gặp như: sưng/đỏ da, ngứa, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy,..Vì tính an toàn của siro vẫn chưa được xác định trên phụ nữ mang thai, do đó cần có sự chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ trước khi sử dụng.
3.2. Kẹo ngậm ho
Kẹo ngậm ho với hình dạng nhỏ xinh có tác dụng giảm ho tạm thời. Kẹo ngậm ho thường được bày bán ở các nhà thuốc dưới dạng không kê đơn.
Kẹo ngậm ho có thành phần “thân thiện”, an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi như:
– Dextromethorphan
– Menthol
– Mật ong
– Tinh dầu gừng/nghệ,…
Nhiều mẹ bầu sử dụng kẹo ngậm ho thấy có hiệu quả tức thì sẽ có xu hướng lạm dụng kẹo để “đánh lừa” cảm giác. Tuy nhiên, dùng kẹo không theo liều lượng phù hợp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí khiến tình trạng ho không khỏi triệt để. Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của dược sĩ để đảm bảo an toàn về sức khỏe.
4. Một số lưu ý trong việc điều trị triệu chứng ho ở bà bầu
4.1. Lưu ý dùng thuốc kháng sinh
Nếu bà bầu bị ho nhiễm khuẩn, bội nhiễm,… thì có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên dùng loại kháng sinh nào và như thế nào thì cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Mỗi nhóm kháng sinh để có phổ kháng khuẩn khác nhau, đáp ứng điều trị với từng bệnh lý khác nhau. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ ở dạng nhẹ như:
– Dị ứng
– Buồn nôn
– Tiêu chảy
– Nghiêm trọng: sốc phản vệ
Hầu hết các thuốc kháng sinh có thể vượt qua được hàng rào nhau thai và gây tác hại cho thai nhi. Nếu sử dụng kháng sinh sai cách sẽ dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng, ví dụ như:
– Gây dị tật cho thai nhi
– Gây tử vong
Do vậy, bà bầu chỉ sử dụng khi có thuốc kê đơn của bác sĩ và được hướng dẫn tỉ mỉ về cách dùng.
4.2. Lưu ý trong sinh hoạt – ăn uống mà không cần dùng thuốc ho cho bà bầu
Bên cạnh dùng thuốc ho cho bà bầu thì một số phương pháp, lưu ý trong sinh hoạt, ăn uống, tập luyện hàng ngày cũng sẽ cải thiện tình trạng này:
– Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động hay làm việc gắng sức.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để diệt sạch vi khuẩn.
– Tắm bằng nước ấm, tắm nhanh và lau khô sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.
– Giữ ấm cơ thể bằng găng tay, tất chân, khăn quàng cổ,…
– Hạn chế đến nơi đông người.
– Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho bà bầu để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Trên đây là thông tin gửi tới bạn đọc về các loại thuốc ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả. Dù dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo trước với bác sĩ. Bên cạnh đó, tuân thủ đúng với chỉ dẫn về cách dùng, liều dùng trong đơn thuốc để tránh tình trạng lạm dụng thuốc hoặc dùng sai cách dẫn tới giảm hiệu quả điều trị.