Tiêm phòng không chỉ quan trọng với trẻ em mà với người lớn cũng rất cần để bảo vệ cơ thể trước những căn bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt, với những người cao tuổi càng phải lưu ý về vấn đề này. Vậy nhóm người trên 65 tuổi tiêm vacxin gì để bảo vệ sức khỏe tốt nhất? Xem ngay lời khuyên dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của tiêm chủng đối với người cao tuổi
Bệnh truyền nhiễm hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm chủng vacxin. Nếu chủ quan và bỏ qua vấn đề này thì bệnh truyền nhiễm sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, trong đó có tử vong. Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới có hàng triệu người tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Trong đó, Việt Nam cũng được xếp vào danh sách những nước có tỷ lệ tiêm phòng vacxin khá thấp. Đặc biệt là tiêm phòng vacxin và nhận thức về sự cần thiết của tiêm phòng vacxin ở người lớn chưa cao.
Tiêm chủng vacxin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ đối với trẻ em mà còn đối với cả người lớn, nhất là người cao tuổi.
Người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có hệ miễn dịch yếu nên sẽ dễ nhạy cảm hơn với tác nhân gây bệnh. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn cũng như đối diện với biến chứng của bệnh nghiêm trọng hơn, từ đó tỷ lệ tử vong cao hơn.
Vì vậy, người trên 65 tuổi cần lưu ý trong việc chủ động tiêm chủng. Điều này sẽ thiết lập nên một cộng đồng miễn dịch. Khi đó, các bệnh truyền nhiễm khó lây lan, tỷ lệ mắc giảm và những gánh nặng bệnh tật sẽ không có cơ hội đe dọa đời sống của người dân.
2. Người trên 65 tuổi tiêm vacxin gì để bảo vệ sức khỏe?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, dưới đây là những loại vacxin nên tiêm dành cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên:
2.1. Vacxin phòng các bệnh lý bạch hầu – ho gà – uốn ván
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván thường gặp ở trẻ nhỏ hơn nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Với người trưởng thành chưa được tiêm vacxin, đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh mạn tính sau thì sẽ dễ mắc bệnh hơn:
– Bệnh tiểu đường.
– Bệnh tim mạch.
– Bệnh về đường hô hấp.
Ba loại bệnh truyền nhiễm này được đánh giá là nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao:
– Bạch hầu có tỷ lệ tử vong lên đến 5 – 10%, những người chưa có miễn dịch vẫn bị đe dọa nguy cơ mắc bệnh.
– Ho gà gây nhiều biến chứng nặng nề nếu phát hiện muộn như: tím tái, nôn nhiều dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, gãy xương sườn khi cơ ho kịch phát,…
– Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính: 1,5 trường hợp mắc bệnh đều dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra khuyến cáo người lớn và người có bệnh mạn tính nên tiêm phòng ngừa 3 loại bệnh này. Sau mỗi 10 năm cần tiêm nhắc để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.
2.2. Người trên 65 tuổi tiêm vacxin gì? – Vacxin cúm
Cúm là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người trên 65 tuổi. Đây là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do virus cúm gây ra, tình trạng bệnh diễn tiến từ nhẹ đến nguy kịch. Bệnh này có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường do đó khiến nhiều người chủ quan. Điển hình như:
– Hắt hơi.
– Ho, đau họng.
– Đau đầu.
Tuy nhiên, khi nhiễm cúm sẽ có thêm những biểu hiện sau:
– Sốt cao lên tới 39 – 40 độ.
– Có hiện tượng ớn lạnh và rét run.
– Đau mỏi toàn thân.
– Nhức ở hốc mắt.
Để phòng ngừa, cách hiệu quả nhất là tiêm phòng cúm hàng năm. Việc chủ động tiêm vacxin phòng cúm giúp người cao tuổi tránh được nguy cơ nhập viện vì bệnh cúm và viêm phổi. Đồng thời cũng giúp tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mang lại.
2.3. Vacxin phòng bệnh lý viêm phổi và các bệnh do phế cầu
Phế cầu là vi khuẩn gây ra các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do phế cầu khuẩn, đặc biệt là viêm phổi do phế cầu luôn nằm trong top những bệnh gây tử vong cao. Bởi vậy, người trên 65 tuổi nên tiêm phòng chủng ngừa vacxin phế cầu khuẩn. Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu, khả năng tự bảo vệ dễ bị tổn thương và bệnh dễ chuyển biến nặng.
Vacxin phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất và có hiệu quả bảo vệ cả đời.
2.4. Người trên 65 tuổi tiêm vacxin gì? – Vacxin phòng bệnh thủy đậu
Những ai chưa từng mắc hoặc chưa được tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu thì đều dễ dàng nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu.
Một số dấu hiệu xác định bệnh bao gồm:
– Phát ban mụn nước.
– Ngứa và tình trạng này kéo dài trong vòng 1 tuần.
– Sốt, mệt mỏi.
– Ăn không ngon miệng.
– Nhức đầu.
– Nghiêm trọng hơn là xuất hiện những vết nhiễm trùng da, viêm phổi hoặc phù não.
Biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất chính là tiêm chủng càng sớm càng tốt. Thời điểm tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu hợp lý nhất là trước mùa dịch ít nhất 1 tháng. Điều này giúp người cao tuổi có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến.
2.5. Vacxin phòng viêm màng não
Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh xảy ra đột ngột với các triệu chứng:
– Sốt.
– Đau đầu dữ dội.
– Buồn nôn và nôn.
– Cổ cứng.
– Có thể có mụn nước.
– Lơ mơ hoặc hôn mê. Có trường hợp mệt lả đột ngột, xuất hiện mảng xuất huyết và sốc.
Bệnh viêm màng não được đánh giá là tiến triển nhanh và nguy hiểm. Ở giai đoạn sớm rất khó phát hiện vì triệu chứng giống với bệnh viêm màng não do nhiễm siêu vi thông thường. Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn tật trong vòng 24 giờ. Do đó, tiêm vacxin phòng ngừa là rất quan trọng, đặc biệt với người cao tuổi.
Có thể thấy, người lớn, người cao tuổi có nhận thức đúng và đủ về kiến thức phòng bệnh truyền nhiễm bằng vacxin là cần thiết. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi để chủ động bảo vệ sức khỏe, liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ cần thiết.