Răng hô không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến khớp cắn cũng như sự phát triển khung xương hàm bị sai lệch. Bài viết sau sẽ gợi ý đến các bạn 3 phương pháp nắn chỉnh răng hô mà không cần niềng.
Menu xem nhanh:
1. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình răng cố định, có thể giải quyết các vấn đề về răng miệng như:
– Răng hô, móm, thưa… ở mức độ nhẹ do sự phát triển sai lệch của hàm răng hoặc do bẩm sinh;
– Răng bị vỡ mẻ do sâu răng, ăn nhai vật cứng hoặc gặp chấn thương;
– Răng không đều màu, bị xỉn màu do nhiễm kháng sinh hoặc Tetracycline…;
1.1. Ưu điểm của bọc răng sứ trong nắn chỉnh răng hô
– Đảm bảo thẩm mỹ: Không chỉ khắc phục được hướng mọc sai lệch của răng, răng sứ còn giúp bạn có hàm răng đều màu, sáng bóng. Đặc biệt, với sự đa dạng về màu sắc, bạn chắc chắn sẽ tìm được màu răng phù hợp, đem lại cảm giác như răng thật;
– Chức năng như răng thật: Răng sứ hoàn toàn có thể đảm bảo các chức năng ăn, nhai, phát âm… như răng thật;
– Tiết kiệm thời gian: Bọc răng sứ có thể giúp thay đổi diện mạo của hàm răng hô chỉ sau một tuần;
– Độ bền cao: Tùy vào chất lượng sứ bạn lựa chọn và thói quen chăm sóc đúng cách (giữ gìn vệ sinh, không ăn nhai các vật quá cứng…) thì tuổi thọ của răng sứ có thể lên đến 10 hoặc 15 năm;
1.2. Nhược điểm của bọc răng sứ
– Làm suy giảm độ nhạy cảm của răng, khiến việc cảm nhận đồ ăn và đồ uống bị ảnh hưởng;
– Phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải là bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao, nếu không sẽ gây ra một số rủi ro không mong muốn như:
+ Xâm lấn quá sâu gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, có nguy cơ hủy hoại cả hàm răng;
+ Mão răng không phù hợp có thể tạo ra các khe hở, khiến thức ăn thừa dễ mắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh về răng miệng;
2. Khay niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là một kỹ thuật niềng răng hiện đại, sử dụng các khay nhựa trong suốt giúp nắn chỉnh răng, thay thế cho phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống.
2.1. Ưu điểm của Invisalign
– Niềng như không niềng: Việc sử dụng những khay nhựa trong suốt, Invisalign sẽ khiến người khác không thể phát hiện ra việc bạn đang “chỉnh đốn” lại vị trí của những chiếc răng hô;
– Tuyệt đối an toàn: Khay niềng của Invisalign được làm từ chất liệu nhựa y tế, tuyệt đối không chứa BPA và các độc tố gây hại. Do đó, phương pháp này rất an toàn, không gây kích ứng với nướu, má trong và sức khỏe của bạn;
– Không đau: Nếu phương pháp niềng răng truyền thống với những mắc cài có thể chọc vào nướu, vào má gây cộm, gây kích ứng hoặc chảy máu thì khay niềng bằng nhựa mềm của Invisalign có thể khắc phục mọi vấn đề này;
– Dễ dàng vệ sinh: Các mắc cài của phương pháp niềng truyền thống làm thức ăn dễ bị mắc lại nhưng lại rất khó vệ sinh vì bạn không thể tự tháo ra. Tuy nhiên khay niềng của Invisalign thì khác, bạn có thể tháo ra khi ăn và vệ sinh dễ dàng mỗi ngày. Việc này giúp đảm bảo vệ sinh cho cả khoang miệng và khay niềng.
– Thoả thích ăn uống: Sử dụng khay niềng Invisalign giúp bạn có thể tha hồ ăn uống mọi loại thực phẩm yêu thích mà không bị giới hạn như phương pháp niềng răng truyền thống. Cụ thể, với niềng răng mắc cài, bạn sẽ phải kiêng khem hàng loạt thực phẩm để tránh cho thức ăn bị mắc kẹt tại các mắc cài.
2.3. Nhược điểm của Invisalign trong nắn chỉnh răng hô
– Cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ dẫn: Sự thành công của việc nắn chỉnh răng bằng khay niềng Invisalign phụ thuộc rất lớn vào bản thân bạn. Nếu bạn không đeo đủ theo thời gian gian quy định hoặc không làm theo chỉ dẫn thì sẽ không có được kết quả như ý. Thậm chí, việc này còn khiến thời gian điều trị bị kéo dài hơn dự kiến.
– Tốn thời gian vệ sinh: Để đảm bảo vệ sinh trong quá trình đeo khay niềng, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng. Bạn cần đánh răng và súc miệng ngay sau khi ăn hoặc uống bất cứ đồ uống gì, trừ nước lọc.
– Chi phí khá cao: Phương pháp này hoàn toàn không phù hợp với những người có tài chính eo hẹp.
3. Phương pháp phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm chính là một loại phẫu thuật chỉnh hình, giúp điều chỉnh sự bất thường của khung xương hàm, cũng như nắn chỉnh răng hô, nhằm cải thiện cách hoạt động của chúng.
3.1. Những lợi ích khi thực hiện phẫu thuật hàm
– Cải thiện chức năng của răng: Phẫu thuật hàm giúp việc cắn, nhai của bạn trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, trải nghiệm ăn uống của bạn cũng được cải thiện, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn;
– Khắc phục lỗi phát âm: Cụ thể là lỗi mất âm, nuốt âm khi nói;
– Hạn chế sự mài mòn của răng do va chạm;
– Điều chỉnh mọi vấn đề về khớp hàm hoặc khớp cắn;
– Điều chỉnh những bất thường của khuôn mặt như cằm nhỏ, má hóp…;
– Giúp môi khép kín và cơ miệng cử động thoải mái hơn;
– Giảm đau nhức do các vấn đề về hàm, như rối loạn khớp thái dương hàm…;
3.2. Rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật hàm
– Mất máu;
– Nhiễm trùng vết mổ;
– Chấn thương thần kinh;
– Chấn thương xương hàm;
– Hàm tái phát các dị tật như ban đầu;
– Đau khớp hàm và các vấn đề về khớp cắn;
– Nguy cơ phải phẫu thuật thêm nhiều lần;
– Cần phải điều trị tủy;
– Mất đi một phần hàm;
– Nguy cơ đau và sưng sau phẫu thuật;
– Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật khắt khe;
4. Phương pháp dán răng sứ
Dán răng sứ là phương pháp sử dụng những miếng sứ mỏng, có độ dày chỉ khoảng 0.6 mm để dán bên ngoài bề mặt răng.
4.1. Ưu nhược điểm của dán răng sứ
– Hạn chế tối đa xâm lấn đến răng thật: Không giống phương pháp bọc sứ, để dán sứ, nha sĩ chỉ cần mài một lớp men răng rất mỏng để tăng độ bám dính cho mặt sứ. Thậm chí, có một số trường hợp không cần mài răng nên răng thật được bảo tồn tối đa.
– Tính thẩm mỹ cao: Không chỉ có độ trắng sáng tự nhiên như răng thật, mà lớp men sứ còn có độ nhám tương đương như răng thật. Ngoài ra, mặt sứ làm từ chất liệu cao cấp còn có khả năng kháng màu, không bị hoen ố, sỉn màu theo thời gian. Vì thế, phương pháp này được đánh giá là đem lại tính thẩm mỹ cao nhất hiện nay.
– Không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Bề mặt răng được dán một lớp sứ mỏng, không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng nên không gây bất cứ ảnh hưởng nào đến chức năng ăn nhai của răng thật.
– Hoàn toàn lành tính với sức khỏe: Được chế tác từ chất liệu sứ nguyên chất nên miếng dán sứ sẽ rất an toàn, lành tính với sức khỏe. Đặc biệt, phương pháp này không gây ra bất kỳ sự kích ứng nào với các mô nướu xung quanh.
4.2. Nhược điểm của phương pháp dán sứ
– Tính ứng dụng không cao: Với sự can thiệp ở mức độ thấp, phương pháp dán sứ chỉ phù hợp với những trường hợp răng hô ở mức độ nhẹ;
– Không phù hợp với người có thói quen nghiến răng: Thói quen này khiến miếng sứ dễ bị nứt vỡ do có cấu tạo rất mỏng.
5. Kết luận
Có thể nói, 3 phương pháp nắn chỉnh răng hô nêu trên đều có điểm chung là khắc phục được hầu hết những nhược điểm của phương pháp niềng răng truyền thống như:
– Các mắc cài bị lộ rõ gây mất thẩm mỹ;
– Các sự cố ngoài ý muốn như bong mắc cài, tuột dây cung… nhất là khi ăn nhai hoặc hoạt động mạnh;
– Gây tổn thương tới nướu, má trong, môi…;
Tuy nhiên, không phải phương pháp trên đây cũng có thể giải quyết được những trường hợp răng hô ở mức nghiêm trọng. Ngoài ra, chi phí cho những phương pháp này cũng cao hơn chi phí thực hiện niềng răng mắc cài truyền thống.
Do đó, để biết những phương pháp nắn chỉnh răng hô trên đây có phù hợp với mình hay không, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn. Đồng thời, lựa chọn cơ sở nha khoa y tế uy tín để chỉnh hình răng cũng sẽ tránh được những rủi ro không mong muốn.