Ung thư phổi hiện đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm bậc nhất hiện nay. Số lượng người mắc ung thư phổi sống sót qua 5 năm là rất ít. Tầm soát ung thư phổi là cách duy nhất giúp phát hiện sớm căn bệnh trên. Vậy gói tầm soát ung thư phổi bao gồm những gì?
Menu xem nhanh:
1. Ung thư phổi là gì? Triệu chứng của căn bệnh ung thư phổi
1.1. Ung thư phổi – Căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng con người
Phổi là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể con người. Phổi giúp duy trì sự sống, cho phép chúng ta hít thở và đưa khí oxy vào trong cơ thể. Do đó, nếu phổi gặp tổn thương, tính mạng của con người sẽ bị đe dọa.
Ung thư phổi là tình trạng các tế bào trong phổi phát triển một cách không thể kiểm soát, dẫn đến hình thành nên các khối u. Các khối u này có thể cản trở đường thở, khiến cho người mắc khó khăn trong việc hô hấp. Ngoài ra, khi những tế bào bất thường này phát triển đến một mức nào đó, chúng có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi được chia thành 2 loại chính là ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) và ung thư phổi tế bào nhỏ.
1.2. Triệu chứng ung thư phổi
Ung thư phổi thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nếu xuất hiện triệu chứng nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn muộn và bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện thăm khám ngay lập tức. Dấu hiệu khi mắc ung thư phổi bao gồm:
– Sốt, ho khám và khó thở, có thể ho ra máu.
– Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên do, ngón tay bị hiện tượng dùi trống.
– Khi mắc ung thư phổi có thể xuất hiện các triệu chứng như đau ngực, đau xương, khó nuốt, đau đầu và buồn nôn do các tế bào ung thư ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
2. Nguyên nhân khiến một người mắc ung thư phổi
Các nhà nghiên cứu để chỉ ra rằng, những người mắc ung thư phổi thường có những đặc điểm điểm chung sau:
– Hút thuốc: Có thể nói tác nhân chính gây ra ung thư phổi hiện nay chính là hút thuốc lá. Trong thuốc lá có chứa ít nhất là 73 chất gây ung thư như benzopyren, NNK, Buta-1, 3-dien,…
– Hút thuốc lá thụ động: Không chỉ những người trực tiếp hút thuốc, mà những người thường xuyên hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
– Sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí với khói và bụi mịn. Số bụi mịn trong không khí có thể dễ dàng xâm nhập vào phổi gây nên các bệnh lý về phổi. Nghiên cứu cho thấy, có từ 1-2% số người mắc ung thư phổi là do ô nhiễm môi trường.
– Tiếp xúc với chất Amiang, khí radon (xuất hiện ở trong đất hoặc các hầm mỏ) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
3. Quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi
3.1. Gói tầm soát ung thư phổi gồm các bước nào?
Trong quy trình tầm soát ung thư phổi, bác sĩ thực hiện theo các bước sau đây:
Thăm khám lâm sàng
Tại bước thăm khám này, bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá chức năng phổi bằng cách dùng ống nghe chuyên dụng, áp vào lưng hoặc vùng ngực của người khám để thực hiện nghe tim phổi. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi các vấn đề như:
– Tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình, bạn tuyệt đối không nên nói dối khi bác sĩ hỏi vấn đề này. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến những chẩn đoán và chỉ định tiếp theo của bác sĩ.
– Những thuốc bạn đang điều trị hoặc sử dụng.
– Các triệu chứng mà bạn gặp phải, hãy kể tất cả những triệu chứng bất thường dù là nhỏ nhất liên quan đến đường thở mà bạn gặp phải.
Lấy mẫu xét nghiệm
Nếu một người mắc ung thư phổi, trong máu sẽ chứa các chỉ số chỉ điểm ung thư bao gồm: Cyfra 21 – 1, NSE, ProGRP, CEA và CA 19 – 9. Đây là những chỉ số giúp sàng lọc ung thư phổi có trong máu.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể chắc chắn rằng người khám có đang bị ung thư phổi hay không, vì trong một vài trường hợp mắc ung thư phổi, những chỉ số này không tăng. Ngoài ra, khi xét nghiệm máu còn cho ra kết quả dương tính giả khiến cho quá trình sàng lọc ung thư vú trở nên phức tạp hơn.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán hình ảnh trong ung thư phổi sẽ giúp cho bác sĩ quan sát được tình trạng bên trong phổi như những tổn thương, các khối u nếu có, mà không cần dùng đến biện pháp xâm lấn. Có 2 phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến giúp thực hiện tầm soát ung thư phổi là chụp X-quang và chụp cắt lớp CT. Cả 2 phương pháp trên đều sử dụng tia X để thực hiện do đó phụ nữ mang thai không nên thực hiện vì có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Đọc kết quả
Đây là bước cuối cùng trong quy trình tầm soát ung thư phổi. Nếu như kết quả cho thấy cơ thể bạn không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh để sức khỏe cơ thể ổn định. Còn nếu kết quả không được như mong muốn, đừng hoảng sợ. Hãy chú ý lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ cũng như tìm được hướng điều trị cho bản thân mình.
3.2. Tại sao đăng ký gói tầm soát ung thư phổi lại tiện hơn đăng ký dịch vụ lẻ?
Mỗi gói khám được áp dụng trong y học đều được nghiên cứu và lựa chọn một cách tỉ mỉ, gói khám tầm soát ung thư phổi cũng vậy. Việc lựa chọn gói khám thay vì các dịch vụ lẻ sẽ giúp:
– Tiết kiệm chi phí: Khi đăng ký gói khám tầm soát ung thư phổi, bạn sẽ không cần chi trả bất cứ khoản tiền nào khác. Trong khi bạn sẽ cần đăng ký và chi trả cho từng dịch vụ lẻ nếu có phát sinh.
– Tiết kiệm thời gian: Thay vì phải quay lại quầy đăng ký và thanh toán cho từng danh mục, ban chỉ cần đăng ký 1 lần duy nhất cho buổi thăm khám.
Hiện nay, có rất nhiều các cơ sở y tế có dịch vụ tầm soát ung thư phổi trọn gói. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng đủ điều kiện và uy tín để thực hiện. Do đó, việc lựa chọn nên đi khám ở đâu trở nên vô cùng khó khăn, vậy hãy đến với Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Nơi đây sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại, liên tục được đổi mới mà cập nhật từ các nước như Anh, Mỹ, Pháp,… Đội ngũ y bác sĩ giỏi với trên 30 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán ung thư trực tiếp thăm khám. TCI luôn đảm bảo quy trình thăm khám diễn ra suôn sẻ, kết quả trả về chính xác.
Trên đây là những thông tin về quy trình thực hiện gói tầm soát ung thư phổi, bao gồm cả những kiến thức về căn bệnh trên. Hy vọng bài viết sẽ là lời cảnh báo giúp mọi người phòng tránh được căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm.