Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? nếu không chữa trị có thể gây vô sinh nam

Tham vấn bác sĩ
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

Phạm Huy Huyên

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không chữa trị có thể gây vô sinh nam. Vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là giãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn, thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân là do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch.

Khi máu ứ trong tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, nó có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Trong nhiều trường hợp, số lượng tinh trùng có thể cải thiện sau khi điều trị khỏi bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? nếu không chữa trị có thể gây vô sinh nam

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì? nếu không chữa trị có thể gây vô sinh nam


Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

 

– Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng sớm và điển hình.
– Đôi khi người bệnh có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động mạnh hay ngồi lâu.
– Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, chúng ta có thể thấy 1 khối sưng phía trên bìu.

 

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

 

Có thể chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thăm khám thực thể. Nếu bạn thấy đau và bác sĩ không sờ được tĩnh mạch giãn, siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán.

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

 

Các bác sĩ nam khoa cho biết: Không phải tất cả bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật.
– Nếu bạn không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong 1 thời gian.
– Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị.
– Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn.
– Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút
– Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ

– Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch
– Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch
Các biến chứng có thể gặp

– Chảy máu
– Nhiễm trùng
– Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch
– Tái phát
– Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn
Lưu ý sau điều trị
– Cần khoảng 5-7 ngày để bệnh nhân có thể trở lại với công việc hàng ngày.
-Bệnh nhân có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày.
-Có thể đi làm sau 48 giờ.
– Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục
– Có thể ăn uống bình thường.  Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48h và sau đó nếu thấy đau khó chịu thì có thể tiếp tục sử dụng
– Tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không.

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đi khám chuyên khoa nam học càng sớm càng tốt.

Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đi khám chuyên khoa nam học càng sớm càng tốt.

Liên hệ với bác sĩ điều trị ngay nếu:
– Đau kéo dài sau mổ và không giảm khi dùng thuốc
– Đen và xanh chung quanh vết mổ, chảy máu vết mổ
– Có mùi khắm
– Bìu sưng to
– Sốt cao 380C hay và có kèm lạnh run…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital