Phân loại theo lâm sàng, giãn phế quản có 3 loại là giãn phế quản thể khô, giãn phế quản thể ướt và giãn phế quản thể hỗn hợp. Trong đó, giãn phế quản thể khô là loại thường gặp. Vậy giãn phế quản thể khô là gì?
Menu xem nhanh:
1. Giãn phế quản thể khô là gì?
Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo các lớp phế quản và đa tiết phế quản, có thể do bẩm sinh hay mắc phải.
Dựa vào tiêu chí phân loại, giãn phế quản được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa theo phân loại lâm sàng, giãn phế quản được chia làm 3 loại chính lá giãn phế quản thể khô, giãn phế quản thể ướt và giãn phế quản thể hỗn hợp. Giản phế quản thể khô là gì? Giãn phế quản thể khô là tình trạng giãn phế quản chủ yếu ở thùy trên, bệnh nhân chủ yếu có biểu hiện ho khạc ra máu, ít có đờm.
2. Nguyên nhân gây giãn phế quản là gì?
Có hai nguyên nhân chính gây giãn phế quản là do bẩm sinh hay mắc phải, trong đó giãn phế quản do mắc phải là chủ yếu, chiếm khoảng 90% ca mắc.
- Nguyên nhân bẩm sinh: giãn phế quản bẩm sinh ít gặp do phổi ngoại vi phát triển kém dẫn đến các phế quản bị giãn.
- Nguyên nhân mắc phải: giãn phế quản hình thành sau quá trình viêm hoại tử phế quản thường do nhiễm khuẩn phổi hoặc phế quản tái diễn ví dụ như sởi, ho gà, cúm…
Ngoài hai nguyên nhân chính gây giãn phế quản thì giãn phế quản do chít hẹp phế quản kéo dài như polyp phế quản hay hạch lao gây chèn ép phế quản lâu ngày sẽ làm tăng áp lực phế quản gây giãn…
3. Triệu chứng bệnh giãn phế quản thể khô là gì?
Triệu chứng lâm sàng của giãn phế quản phụ thuộc vào độ lan rộng, mức độ nặng nhẹ, thời gian mắc bệnh và biến chứng của bệnh.
Một số triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân giãn phế quản thể khô là:
- Ho ra máu tái diễn nhiều lần
- Ho có khạc đờm nhưng ít
- Có thể bị sốt trong giai đoạn ứ đọng mủ và đờm trong phế quản hay giảm cân nhưng không nhiều
- Nghe phổi có râm ran, bệnh nhân cảm thấy đau tức ngực, khó thở, đặc biệt xuất hiện ở những đợt bội nhiễm nặng
4. Điều trị giãn phế quản như thế nào?
Sau khi chẩn đoán giãn phế quản qua chụp X quang phổi, chụp phế quản có cản quang, nội soi phế quản, siêu âm màng phổi… tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Điều trị giãn phế quản cần dứt điểm, tránh tự ý mua thuốc uống mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Để phòng bệnh giãn phế quản, bạn cần chú ý giữ vệ sinh răng, họng, miệng sạch sẽ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực luyện tập thể dục thể thao, nâng cao thể trạng…
Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc hoặc tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.