Giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Nôn và buồn nôn là những biểu hiện gây khó chịu và hay gặp trong ung thư giai đoạn cuối. Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư?

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn ở bệnh nhân ung thư

Các triệu chứng như nôn và buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: táo bón, giảm nhu động ruột, do thức ăn chưa phù hợp, tác động của các phương pháp điều trị (tia xạ, hóa chất…). Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng tác động qua hệ liềm ở não. Tất cả các yếu tố này sẽ kích thích trung tâm nôn ở hành tủy. Vì vậy, trước khi điều trị các triệu chứng này cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân.

Giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư

Các triệu chứng như nôn và buồn nôn ở bệnh nhân ung thư có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Nôn và buồn nôn nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây:

  • Ảnh hưởng xấu tới quá trình ăn uống, không đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cho hồi phục sức khỏe để đáp ứng đều trị. Tình trạng nôn kéo dài có thể gây ra rối loạn nước và điện giải, suy dinh dưỡng khiến bệnh nhân trở nên suy kiệt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dễ gây tâm lý căng thẳng có thể dẫn tới trầm cảm trong quá trình điều trị.
  • Ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Một số bệnh nhân còn không thể và không muốn trở lại điều trị các đợt tiếp theo.
  • Nguy hiểm tới tính mạng

Giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư thế nào?

Trước trường hợp bệnh nhân có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn cần thực hiện một số thao tác như sau:

Nên:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây nôn
  • Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ, thuốc chống nôn có thể được dùng theo đường uống hoặc đường tiêm tùy theo mức độ, các sản phẩm hay dùng là Odansetron, Primperan, Hyoscin…
  • Dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu, nếu hay buồn nôn, nôn trong khi ăn có thể ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa ăn lượng thức ăn ít hơn, thay đổi khẩu vị cho phù hợp.
Giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư

Nên chọn đồ ăn có mùi vị phù hợp, chọn đồ uống tinh khiết

  • Chọn đồ ăn có mùi vị phù hợp, chọn đồ uống tinh khiết như: nước cam, hoa quả tươi, dùng đồ uống từ từ, sau khi ăn cố gắng nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất trong một giờ.
  • Nghỉ ngơi trong môi trường trong lành và yên tĩnh
  • Dùng các phương tiện giải trí như: đài, báo, các chương trình TV mà bệnh nhân ưa thích, có thể hướng dẫn cho bệnh nhân tự thư giãn, hít thở những hơi thở sâu…
  • Thường xuyên chăm sóc răng miệng sạch sẽ

Không nên:

  • Cố ăn khi nôn hoặc buồn nôn
  • Nằm thẳng trên giường
  • Dùng đồ ăn quá nhiều nước, quá mặn, quá béo hoặc cay.
  • Gây những chấn động tâm lý không cần thiết cho bệnh nhân.
  • Ăn trước 4-8 giờ sau khi nôn (nếu nôn nhiều)

Báo bác sĩ trong trường hợp:

Giảm triệu chứng nôn và buồn nôn ở người bệnh ung thư

Báo cho bác sĩ nếu nôn quá 3 lần/giờ

  • Nôn quá 3 lần/giờ
  • Trong dịch nôn có máu tươi hoặc chất đen nhìn giống với cà phê hay bồ hóng.
  • Không uống được thuốc theo chỉ định của thầy thuốc
  • Nôn kèm theo hoa mắt, chóng mặt, choáng váng hoặc cảm thấy mệt mỏi không chịu nổi.
  • Buồn nôn, nôn mức độ nặng khiến bạn không thể ăn, uống được và mệt mỏi nhiều.
  • Đã dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng không cải thiện.

 Tham khảo: các gói khám tầm soát ung thư sớm. Tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư

Để đăng ký khám và điều trị ung thư hoặc chăm sóc giảm nhẹ tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital