Nếu bạn thắc mắc rằng bệnh nhân đau mắt đỏ có được ăn xôi không thì câu trả lời là không. Vậy lý do là vì đâu? Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn xôi sẽ xảy ra tình trạng gì? Bên cạnh xôi, bệnh nhân đau mắt đỏ nên kiêng và nên bổ sung gì để quá trình khỏi bệnh diễn ra nhanh chóng, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh lý đau mắt đỏ
1.1. Định nghĩa
Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, có xu hướng gia tăng khi chuyển mùa, triệu chứng nổi bật là đỏ bừng mắt kéo dài, rất dễ bùng thành dịch.
Thông thường bệnh khởi phát khá đột ngột, bắt đầu ở một mắt và lây lan sang mắt còn lại. Bệnh lây lan ra cộng đồng qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất dịch từ mắt người bệnh. Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần trong cuộc đời.
Ba nguyên nhân phổ biến gây ra đau mắt đỏ bao gồm:
– Nhiễm virus (chiếm khoảng 65 – 90% trường hợp): Bệnh gây ra bởi virus Adenovirus, Herpes,… có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần.
– Nhiễm vi khuẩn.
– Phản ứng dị ứng: Một số tác nhân như lông động vật, phấn hoa,… có thể khiến bệnh kéo dài cho đến khi người bệnh tránh xa chúng.
1.2. Dấu hiệu nhận biết
Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý đau mắt đỏ điển hình gồm:
– Ngứa mắt, cộm đau như có bụi.
– Đỏ mắt.
– Mí mắt tiết nhiều ghèn.
– Nước mắt chảy nhiều.
– Sưng phù mi mắt.
– Một số biểu hiện kèm theo như sốt nhẹ, đau bụng, ho, mệt mỏi, nổi hạch sau tai,…
2. Bệnh nhân đau mắt đỏ có được ăn xôi không? Cần kiêng thực phẩm gì khi bị bệnh?
2.1. Điểm qua những thực phẩm bệnh nhân đau mắt đỏ cần kiêng
Trên thực tế, bệnh nhân đau mắt đỏ không cần kiêng khem quá nhiều món. Thay vào đó, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống hợp lý và đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chú ý không ăn những món bản thân có phản ứng dị ứng trước đó cũng như một vài loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
– Đồ cay nóng:
Người bệnh nên hạn chế những thực phẩm có tính chất cay nóng, ví dụ như hành tỏi, hẹ, ớt, thịt chó, dê,… bởi chúng sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ tệ hơn bởi cảm giác nóng rát.
– Đồ tanh:
Nên tránh xa các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc,… bởi mùi tanh trong những loại thực phẩm này tuy vô hại với người khỏe mạnh nhưng có thể khiến bệnh nhân đau mắt đó khó chịu hơn. Bên cạnh đó, đồ tanh sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trầm trọng, kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt.
– Rau muống:
Tuy rau muống là một lựa chọn thông dụng và khá được yêu thích trong bữa ăn gia đình Việt, song bệnh nhân đau mắt đỏ nên hạn chế ăn rau muống cũng như uống canh nếu muốn nhanh khỏi bệnh. Nguyên nhân bởi trong rau muống có chất khiến mắt sản sinh nhiều ghèn, khiến tình trạng bệnh thêm phức tạp và gây khó khăn trong quá trình giữ vệ sinh mắt.
– Chất kích thích:
Những chất kích thích nói chung như rượu, bia, đồ uống có ga hay thuốc lá đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, con người có đủ sức đề kháng để chống lại những tác động xấu của chúng. Tuy nhiên khi đau ốm, việc sử dụng chất kích thích sẽ khiến bệnh càng diễn biến nặng và có nguy cơ biến chứng cao. Riêng với tình trạng đau mắt đỏ, nicotin trong thuốc lá sẽ khiến mắt người bệnh điều tiết nhiều hơn và rượu bia làm kích ứng mắt, buộc mắt phải làm việc nhiều hơn thay vì nghỉ ngơi và phục hồi.
– Mỡ động vật:
Ngoài tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như béo phì, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,… thì mỡ động vật cũng tác động không tốt lên mắt bệnh nhân đau mắt đỏ. Nguyên nhân bởi lượng mỡ tăng cao trong máu có liên quan đến khả năng hồi phục chậm và gia tăng triệu chứng bệnh.
– Đồ giàu tinh bột:
Bệnh nhân đau mắt đỏ nên hạn chế những thực phẩm giàu tinh bột như khoai, chè,… đặc biệt là đồ có nếp như xôi bởi chúng dễ gây nóng bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mắt.
2.2. Giải đáp thắc mắc: Đau mắt đỏ có được ăn xôi không?
Như đã đề cập ở trên, khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều tinh bột như xôi, ngô, bánh mì,… Tuy nhiên, nếu xôi là món ăn yêu thích của bạn và khó có thể từ bỏ thì bạn cần lưu ý:
– Ăn kết hợp xôi với những đồ có tính mát như rau xanh, nước trái cây,… để trung hòa.
– Không ăn xôi cùng những đồ cay nóng như ớt, tỏi,…
– Ngưng ăn nếu triệu chứng đau mắt đỏ nặng hơn.
2.3. Những thực phẩm bệnh nhân đau mắt đỏ nên bổ sung
Một số thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình hồi phục của bệnh nhân bao gồm:
– Cà rốt:
Hàm lượng beta – carotene cao trong cà rốt là một trong những chất tốt nhất cho mắt. Hoạt chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp võng mạc cũng như các bộ phận khác của mắt khỏe mạnh hơn.
– Rau xanh:
Các loại rau xanh họ cải như cải bó xôi, cải xoăn, cải cầu vồng, bắp cải con, bông cải xanh và rau cải rổ chứa nhiều chất chống oxy hóa carotenoid, cung cấp hàm lượng lớn lutein và zeaxanthin giúp mắt điều tiết tốt và cải thiện tầm nhìn.
– Ớt chuông cam:
Kết hợp ớt chuông cam với một vài loại rau xanh khác trong bữa ăn giúp cung cấp lượng lớn lutein và zeaxanthin cho cơ thể, giúp mắt nhìn chi tiết và nhìn gần tốt hơn.
– Lòng đỏ trứng:
Tuy chứa lượng lutein và zeaxanthin thấp nhưng lòng đỏ lại chứa các hợp chất cần thiết cho sức khỏe như chất đạm và chất béo lành mạnh, có lợi hơn cho đôi mắt so với các thực phẩm giàu carotenoid khác.
– Dầu cá:
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Surgery Neurology, người đau mắt đỏ có cải thiện đáng kể khi sử dụng dầu cá giàu omega 3. Bên cạnh đó, omega 3 trong dầu cá cũng giúp giảm nguy cơ thoái hóa võng mạc xuống 60%.
– Astaxanthin:
Bổ sung astaxanthin giúp chống lại tình trạng oxy hóa do vi khuẩn Haematococcus pluvialis sản sinh cũng như các bệnh về mắt khác như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, phù hoàng mạc hay tắc nghẽn động mạch võng mạc.
– Cây lý chua đen:
Cây lý chua đen chứa hàm lượng anthocyanin cao giúp cải thiện thị lực và khả năng nhìn vật ở khoảng cách xa.
– Việt quất:
Hàm lượng anthocyanin cao trong quả việt quất rất khác với chiết xuất của chất này từ cây lý chua đen, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy chất anthocyanin trong quả việt quất có thể phòng tình trạng viêm nhiễm ở mắt.
Trên đây là những thông tin chung về tình trạng đau mắt đỏ và những thực phẩm bệnh nhân đau mắt nên, không nên dung nạp trong quá trình điều trị bệnh. Hi vọng những thông tin này đã giải đáp được thắc mắc của bạn và nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy liên hệ Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhé.