Giải đáp thắc mắc: Bệnh ung thư hạch có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Khả năng lây nhiễm là một trong số những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt khi bất kỳ người nào đó mắc bệnh, nhất là với những bệnh lý nguy hiểm như ung thư hạch. Vậy bệnh ung thư hạch có lây không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cơ bản về ung thư hạch và hiểu rõ hơn về khả năng lây nhiễm của bệnh nhé.

1. Ung thư hạch là gì?

Ung thư hạch còn được biết đến với tên gọi khác là ung thư tế bào lympho. Giống như tên gọi, ung thư hạch bắt nguồn từ tế bào lympho, đây là tế bào có vai trò bảo vệ hệ thống miễn dịch khỏi bị nhiễm trùng.

Các tế bào lympho thường nằm ở tủy xương, lá lách, hạch bạch huyết và một số bộ phận khác trong cơ thể. Khi mắc ung thư hạch, các tế bài lympho sẽ bị thay đổi và phát triển vô cùng nhanh chóng không tuân theo quỹ đạo bình thường. Lúc này, chúng sẽ tấn công các tế bào khỏe mạnh xung quanh và tích tụ thành các khối u ác tính.

Ung thư hạch hiện được phân thành 2 loại chính như sau:

– U lympho Hodgkin (còn gọi là bệnh Hodgkin): là loại ung thư hạch thường gặp nhất

– U lympho không Hodgkin: chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, rất hiếm gặp.

Bệnh ung thư hạch có lây không - tổng quan

Ung thư hạch còn được gọi là ung thư lympho, có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể

2. Ung thư hạch nguyên nhân do đâu?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư hạch vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phát hiện ra một số đột biến gen có thể khiến tế bào bạch cầu lympho tăng sinh một cách mất kiểm soát. Từ đó hình thành nên nhiều tế bào bệnh lý, làm cho các cơ quan như hạch bạch huyết, gan, lá lách bị sưng to.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ cao đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến khả năng hình thành ung thư hạch, bao gồm:

2.1. Hệ miễn dịch của cơ thể yếu

Đây là yếu tố đầu tiên cần xét đến vì nếu bạn có hệ miễn dịch yếu thì cơ thể sẽ không đủ sức để chống lại những tế bào đã bị biến đổi và phát triển thành ung thư.

2.2. Tuổi tác

Độ tuổi có nguy cơ mắc ung thư hạch cao nhất là những người từ 55 tuổi trở lên. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên theo.

2.3. Giới tính

Nam giới thường dễ mắc ung thư hạch hơn so với nữ giới.

Bệnh ung thư hạch có lây không - giới tính

Tỉ lệ mắc ung thư hạch ở nam và nữ là không giống nhau

2.4. Tiền sử bệnh của gia đình

Yếu tố di truyền rất quan trọng để xác định nguy cơ mắc ung thư hạch. Cụ thể, nếu trong gia đình đã có người mắc ung thư hạch thì tỉ lệ bạn mắc bệnh cũng cao hơn so với gia đình khỏe mạnh.

2.5. Từng bị nhiễm các loại virus

Một số loại virus như HIV-AIDS, virus HPV, virus viêm gan khi tấn công vào cơ thể người sẽ tàn phá hệ miễn dịch, khiến nó trở nên suy yếu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tế bào ung thư.

2.6. Môi trường ô nhiễm, lẫn chất phóng xạ

Tình trạng môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm bởi khói bụi, các loại chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,… có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Đặc biệt, đây là sẽ là môi trường thích hợp để dịch bệnh phát triển nhanh.

Bệnh ung thư hạch có lây không

Tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư hạch

2.7. Một số yếu tố nguy cơ khác

Ngoài những yếu tố đã nêu trên, ung thư hạch cũng có thể xuất hiện nếu bạn có chế độ ăn – ngủ – nghỉ không hợp lý, lạm dụng các chất kích thích độc hại cho cơ thể,…

3. Ung thư hạch có triệu chứng như thế nào?

Tuy các dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch không quá rõ ràng nhưng chúng ta có thể lưu ý một số triệu chứng dưới đây:

– Nổi hạch ở cổ, nách hoặc bẹn: hạch phình to nhưng không có cảm giác đau.

– Sụt cân đột ngột, không biết tại sao.

– Sốt trên 38 độ, kéo dài và thường xuyên.

– Cảm thấy mệt mỏi, mất sức, không có khẩu vị.

– Ho và khó thở, thậm chí có thể đau ở vùng lồng ngực.

Đau bụng, chướng bụng.

– Có thể bị thiếu máu.

– Ban đêm bị đổ mồ hôi.

– Da xuất hiện mụn nước, phát ban đỏ, mưng mủ,…

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trên, bạn không nên chủ quan mà cần đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác nhất. Từ đó có phương án xử lý kịp thời và tối ưu nhất.

4. Bệnh ung thư hạch có lây không?

Nhiều người thường cho rằng, ung thư nói chung và ung thư hạch nói riêng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hay khi tiếp xúc, dùng chung các vật dụng sinh hoạt. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, ung thư hạch hoàn toàn không lây nhiễm.

Vì vậy, người bệnh luôn cần được mọi người quan tâm, chăm sóc thay vì lo sợ và xa lánh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Hiện nay, nhiều phương pháp điều trị hiện đại cũng được áp dụng để chữa trị thành công căn bệnh ung thư hạch. Nếu có thể kết hợp với chế độ chăm sóc và duy trì được tinh thần thoải mái, lạc quan thì thời gian phục hồi của bệnh nhân sẽ được rút ngắn đáng kể.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe của bản thân tốt hơn, mỗi người chúng ta nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital