Đeo kính là một trong những cách có thể giúp điều trị bệnh mắt lác. Liên quan tới điều này, nhiều người đã thắc mắc rằng: mắt lác có đeo lens được không? Nếu bạn cũng có chung thắc mắc trên thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé.
Menu xem nhanh:
1. Lác mắt là gì, có chữa được không?
Lác mắt (hay còn gọi là lé mắt) là một bệnh lý nhãn khoa có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào. Bệnh lác mắt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa những cơ vận nhãn, vì thế dẫn tới tình trạng mắt người bệnh không thể di chuyển theo cùng một hướng khi nhìn vào một vật nào đó. Bệnh được phân làm các loại gồm: lác trong, lác ngoài, lác trên, lác dưới.
Thông thường, bộ phận mắt của người sẽ có 6 cơ vận nhãn: 4 cơ trục, 2 cơ chéo bám xung quanh giúp cho mắt nhìn sang các hướng. Trường hợp các cơ nhãn này không thể phối hợp đồng bộ với nhau thì sẽ sinh ra bệnh lác.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học, bệnh lác đã có thể chữa được bằng nhiều cách khác nhau. Bệnh nhân lác được điều trị càng sớm thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao. Vì với cùng một phương pháp nhưng khi áp dụng chữa cho bệnh nhân lác càng lớn tuổi thì hiệu quả đạt được càng thấp. Hơn thế, bệnh mắt lác nếu để càng lâu không chữa thì càng tăng nguy cơ thành tật và giảm khả năng phục hồi.
Mắt lác là một bệnh di truyền, nhưng tỷ lệ không cao. Ở Việt Nam, nhiều thống kê cho thấy có tới 4% trẻ bị lác là do di truyền. Với trường hợp này, nếu bé được bố mẹ cho đi khám và điều trị sớm thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ bị lác nếu điều trị trước năm 4 tuổi sẽ có tỷ lệ khỏi hẳn bệnh tới 92%, trẻ bị lác điều trị bệnh khi 6 – 8 tuổi thì tỷ lệ thành công sẽ chỉ còn khoảng 62%.
2. Những ảnh hưởng mắt lác tới cuộc sống
Mắt lác là bệnh rất dễ phát hiện chỉ qua quan sát bằng mắt thường, vì thế người bị mắt lác thường khá tự tin với ngoại hình của mình. Ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh lác còn gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh:
– Người bị lác thường có thị lực yếu hơn người bình thường, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả học tập, làm việc, nhất là những công việc đòi hỏi sự tinh tường;
– Lác sẽ gây nhược thị, giảm thị lực vĩnh viễn ở mắt đảo chiều, tầm nhìn 3 chiều bị kém;
– Bệnh lác thường kéo theo các triệu chứng như mỏi mắt, đau đầu… khiến người bệnh hay rơi vào trạng thái mệt mỏi;
– Lác để lâu không điều trị có thể tiềm ẩn biến chứng mất thị lực, gây ra các bệnh về tâm lý do bệnh nhân quá xấu hổ về ngoại hình của mình.
3. Điều trị mắt lác thế nào?
Hiện nay, có nhiều cách để điều trị bệnh lác. Trong đó, phổ biến nhất là 3 cách: đeo kính, bịt mắt hoặc phẫu thuật.
3.1. Trị lác với phương pháp đeo kính
Đeo kính là một trong những phương pháp có thể hỗ trợ điều trị lác khá hiệu quả, đặc biệt với trường hợp lác thuần túy. Với phương pháp này, bệnh nhân lác sẽ đeo kính được điều chỉnh phù hợp với mắt của mình nhằm làm rõ hình hình và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phối hợp thị giác của 2 mắt.
– Trường hợp bệnh nhân lác bị loạn thị ở mức từ 1D trở lên đã cần chỉnh kính.
– Trường hợp bệnh nhân lác viễn thị thì việc điều chỉnh kính sẽ phù thuộc vào tuổi tác và tình trạng lác thực tế. Trẻ lác dưới 2 tuổi bị viễn ở mức từ 2D trở lên đã cần chỉnh kính.
– Trường hợp bệnh nhân lác bị cận thị thì cần chỉnh kính như sau: trẻ dưới 2 tuổi cận thị từ 5D; trẻ 2-4 tuổi cận thị từ 3D trở lên; trẻ lớn hơn thì độ cận thị cần được điều chỉnh thấp hơn để bé có thể đọc được các chữ trên bảng ở lớp học.
3.2. Trị lác với cách bịt mắt
Đây là phương pháp trị lác đơn giản nhưng khá hiệu quả, thường áp dụng cho đối tượng trẻ nhỏ. Với cách này, trẻ lác sẽ được bịt mắt bằng miếng băng mắt và băng dính (hoặc dùng miếng vải sẫm) hình bầu dục, 2 đầu có dây để quấn quanh đầu. Trường hợp trẻ bị lác đã đeo kính lác thì có thể dùng băng keo đục để dán lên kính mắt, thay vì dùng miếng băng mắt. Cách bịt mắt để chữa lác như sau:
– Bịt mắt lành: Trẻ bị lác sẽ được bịt lại bên mắt lành để bên mắt còn lại bị lác buộc phải làm việc. Từ đó, bên mắt lác sẽ dần hồi phục thị lực như bình thường. Thời gian bịt mắt sẽ tùy thuộc vào độ nhược thị và tuổi của bệnh nhân lác. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, bố mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ để đề phòng trường hợp xảy ra nhược thị ở mắt bị bịt.
– Bịt mắt luân phiên: Trẻ lác sẽ được được mỗi ngày bịt lại 1 mắt nhằm giúp bé dần cân bằng 2 mắt.
– Bịt mắt từng lúc: Trẻ lác sẽ chỉ bịt bên mắt lành mỗi ngày 1 giờ, đồng thời kết hợp với việc luyện tập theo chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ.
3.3. Trị lác bằng phẫu thuật
Cách trị lác này có thể được thực hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Thực tế, phương pháp phẫu thuật mắt lác được áp dụng cho bệnh nhân ở độ tuổi càng nhỏ thì hiệu quả mang lại càng lâu. Vì bệnh lác để càng lâu thì các tổn thương mắt sẽ càng khó điều trị.
4. Mắt lác có đeo lens được không?
Như đã khẳng định bên trên, đeo kính là một trong những giải pháp chữa mắt lác đơn giản, được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy thay vì đeo kính, người mắt lác có đeo len được không?
Về bản chất lens chính là kính áp tròng, có đầy đủ công dung như một chiếc kính đeo bình thường khác. Thế nhưng, các chuyên gia đã khuyến cáo rằng: người bị lác thì không nên đeo lens. Lý do là vì việc đeo kính áp tròng nếu không được thực hiện đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho mắt như: viêm nhiễm, khô mắt, ngứa mi, loét giác mạc… Thậm chí, người lác đeo lens có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Do đó, phương pháp đeo lens cho người lác chỉ nên dùng trong trường hợp thật cần thiết, bất khả kháng.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn đọc vấn đề mắt lác có đeo lens được không. Để nhận tư vấn chi tiết hơn về bất kì bệnh lý về mắt nào, Quý độc giả vui lòng liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ chuyên khoa mắt giải đáp và tư vấn nhé.