Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa, thường tập trung chủ yếu ở người cao tuổi. Vậy đục thủy tinh thể có chữa được không, có nguy hiểm hay không, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu khái quát về đục thủy tinh thể
Trước tiên, giải thích về khái niệm đục thủy tinh thể, đây là một thấu kính trong suốt ở bên mắt với những vai trò quan trọng như:
– Khả năng điều tiết mắt có thể nhìn được các vật ở khoảng cách gần và xa.
– Lọc tia tử ngoại – đây là một loại tia có hại thường ở trong phổ bức xạ của mặt trời.
Nói cách khác, đục thủy tinh thể là tình trạng phân tử protein không hòa tan mà còn bị tích tụ trong thủy tinh thể theo thời gian, làm mất tính trong suốt của nó. Tình trạng đục thủy tinh thể được đánh giá là nghiêm trọng khi thị lực giảm xuống còn dưới 3/10.
Nhìn chung, đục thủy tinh thể lúc ban đầu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến tầm nhìn người bệnh. Tuy nhiên đôi lúc, bạn có thể thấy hình ảnh bị mờ đi 1 chút, giống như đang quan sát mọi vật qua 1 tấm gương mờ. Đục thủy tinh thể có thể làm cho ánh sáng từ mặt trời hoặc mắt trở nên chói lóa bất thường, màu sắc hiển thị không còn sặc sỡ như trước.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như: Nhìn thấy vật thể lạ (chấm đen, sợi tóc, hình tròn…) di chuyển qua trước mắt, thị lực vào ban đêm giảm…
2. Đục thủy tinh thể nguy hiểm hay không?
Khi bị đục thủy tinh thể, nếu như thể thủy tinh ngày càng đục nhiều, đến khi thủy tinh thể quá chín có thể gây biến chứng làm tăng nhãn áp và có thể bị vỡ bao. Lúc đó, protein của thủy tinh thể sẽ trở thành vật thể lạ đối với cơ thể, sẽ bị cơ thể tấn công và gây phản ứng viêm màng bồ đào.
Ngoài ra, trong quá trình thủy tinh thể quá chín sẽ bị ngâm nước và bị phồng lên, gây mất chức năng cũng như không điều tiết được dịch, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp) khiến cho bệnh nhân bị đau nhức đầu dữ dội. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến thần kinh mắt, teo thần kinh mắt khó phục hồi. Đến lúc này, việc phẫu thuật sẽ trở nên khó khăn hơn và tiên lượng cũng thường kém hơn, do đó, tỷ lệ xảy ra tai biến trong lúc mổ sẽ cao hơn so với phẫu thuật vào thời điểm sớm.
Không chỉ làm giảm thị lực, đục thủy tinh thể còn trực tiếp gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như việc sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như là:
– Đi lại và vận động khó khăn, hay bị vấp ngã khi lên xuống cầu thang hoặc ở những nơi trơn trượt
– Dễ bị va chạm, hoặc gặp tai nạn trong lúc tham gia giao thông do không nhìn rõ phương tiện, đèn báo hiệu, người di chuyển, đặc biệt là khi chiều tối
– Khó nấu ăn, vệ sinh cá nhân hay chơi thể thao
3. Đục thủy tinh thể có chữa được hay không?
Với thắc mắc “Đục thủy tinh thể có chữa được hay không”, dù được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm tuy nhiên theo các chuyên gia, đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể điều trị được.
Các phương pháp chính bao gồm sử dụng thuốc cũng như phẫu thuật. Ngoài ra thì người bệnh hoàn toàn có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng như bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật là cách chữa bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả nhất. Phương pháp PHACO (Phacoemulsification) – sử dụng sóng siêu âm để tán nhuyễn và tách thủy tinh thể đục thành từng mảnh nhỏ rồi hút vào ngoài một vết nhổ không cần khâu và thay vào đó có thể thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo khác. Đây có thể nói là phương pháp phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến bậc nhất hiện nay. Có thể kể đến một số ưu điểm của phẫu thuật Phaco bao gồm:
– Vết mổ siêu nhỏ, chỉ còn 2,2 mm
– Thị lực của bệnh nhân phục hồi nhanh chóng
– Thời gian phẫu thuật chỉ từ 10 đến 20 phút
– Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày
– Tỷ lệ biến chứng ít, gần như không gây chảy máu cũng như không đau đớn
4. Chăm sóc sau phẫu thuật đục thủy tinh thể như nào?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng dành cho bệnh nhân bao gồm:
– Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện như mắt đỏ, mắt hơi cộm và chảy nước mắt… Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài ngày
– Giữ gìn vệ sinh mắt tốt, đặc biệt là vệ sinh mắt và vệ sinh tay
– Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý trước khi tra thuốc, bạn cần đảm bảo phải rửa tay thật sạch sẽ
– Nếu phải tra nhiều loại thuốc thì nên sử dụng mỗi loại thuốc cách nhau 5 phút
– Sau phẫu thuật bạn lưu ý tuyệt đối không được để xà phòng dây vào mắt
– Sau mổ thì bệnh nhân nên kiêng bơi trong 1 tháng
– Nên ăn thực phẩm mềm mại, tránh nhai mạnh hoặc nhai quá nhiều
– Không được gãi mắt hoặc dụi mắt, tốt hơn hết là bạn nên sử dụng kính hoặc băng mắt khi ngủ để tránh vô thức dụi mắt
– Không cúi đầu nhiều hay mang vác nặng
Hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Đục thủy tinh thể có chữa được không”. Chuyên khoa Mắt của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là nơi hội tụ đội ngũ bác sĩ nhãn khoa đầu ngành được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI luôn chú trọng nâng cấp, trang bị hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại nhằm đem đến cho khách hàng trải nghiệm thăm khám và điều trị tốt nhất.