Giải đáp: Cười hở lợi phải làm sao để khắc phục?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Cười hở lợi là một khiếm khuyết thẩm mỹ có thể “giết chết” sự tự tin của bất cứ ai. Tuy nhiên, rất may mắn là việc cải thiện khiếm khuyết này không có gì phức tạp. Vậy, cụ thể thì cười hở lợi phải làm sao để khắc phục?. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết sau các bạn nhé:

1. Nhận biết, nguyên nhân và các mức độ cười hở lợi:

Bình thường, lợi và răng hàm trên được môi che phủ. Khi cười, nhờ nhóm cơ vùng môi hoạt động, môi được kéo lên trên và sang hai bên. Lúc này, răng hàm trên lộ ra, nhưng lợi thì vẫn được môi “giấu kín”. Theo đó, nếu một người cười hết cỡ, không chỉ răng mà đến cả lợi cũng lộ ra một phần lớn hơn 3mm tính từ cổ răng đến môi, người đó được xác định là bị cười hở lợi.

Cười hở lợi phát sinh là do sự phối hợp của một vài nguyên nhân sau: Lệch lạc tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng răng cửa (răng quá ngắn, tạo cảm giác phần lợi lộ ra quá dài); lợi viêm hoặc phì đại; xương hàm trên phát triển quá mức (quá phát), sai khớp cắn, xương ổ răng dày bất thường; trương lực và hoạt động của nhóm cơ vùng môi quá lớn (môi bị kéo lên trên quá nhiều).

Tùy theo mức độ lộ của lợi, cười hở lợi được chia thành 4 cấp như sau:

Cấp 1 – Hở nhẹ: Phần lợi lộ ra không vượt quá ¼ chiều cao răng cửa chính giữa

Cấp 2 – Hở trung bình: Phần lợi lộ ra khoảng ¼ – ½ chiều cao răng cửa chính giữa

Cấp 3 – Hở nặng: Phần lợi lộ ra khoảng ½ – toàn bộ chiều cao răng cửa chính giữa

Cấp 4 – Hở nghiêm trọng: Phần lợi lộ ra lớn hơn chiều cao răng cửa chính giữa

Cười hở lợi phải làm sao? Việc phải làm phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ cười hở lợi

Tùy theo mức độ lộ của lợi, cười hở lợi được chia thành 4 cấp

2. Các phương pháp xử lý cười hở lợi:

Tùy từng nguyên nhân phát sinh, cười hở lợi sẽ được khắc phục bởi các phương pháp khác nhau:

2.1. Phương pháp không phẫu thuật:

Tiêm hoạt chất: Được áp dụng cho những trường hợp cười hở lợi do trương lực và hoạt động của nhóm cơ vùng môi. Hoạt chất được tiêm là botox. Botox sẽ làm giảm trương lực, kìm hãm hoạt động của nhóm cơ vùng môi.

Chỉnh nha (niềng răng): Những người cười hở lợi do sai khớp cắn, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp khắc phục này. Chỉnh nha giúp răng dịch chuyển, từ đó giúp giảm khoảng cách từ cổ răng đến môi và giảm biểu hiện của cười hở lợi. Đây là phương pháp an toàn, tương đối hiệu quả nhưng kết quả chỉ có thể đạt được sau một thời gian khá lâu, khoảng 1,5 – 2 năm.

Chỉnh nha giúp răng dịch chuyển, từ đó giúp giảm khoảng cách từ cổ răng đến môi và giảm biểu hiện của cười hở lợi

Những người cười hở lợi do sai khớp cắn, chuyên gia sẽ chỉ định chỉnh nha

2.2. Phương pháp phẫu thuật:

Phẫu thuật nâng cơ môi hoặc phẫu thuật kéo dài môi: Ngoài tiêm Botox, cười hở lợi do trương lực và hoạt động của nhóm cơ vùng môi cũng có thể được giải quyết bằng phương pháp này. Theo đó, người cười hở lợi sẽ được tiêm Botulinum Toxin hoặc cắt thắng môi, má. Phương pháp tiêm Botulinum Toxin chỉ có hiệu quả tạm thời, trong khoảng 6 – 8 tháng. Còn cắt thắng môi, má là một tiểu phẫu, người bệnh được gây tê tại chỗ. Mục đích của phẫu thuật là hạn chế chức năng của nhóm cơ vùng môi. Sau cắt, khi người bệnh cười, môi sẽ kéo sang hai bên là chủ yếu. Tiểu phẫu này được đánh giá là rất hiệu quả, ngay cả với trường hợp cười hở lợi do quá phát xương hàm trên.

Phẫu thuật xử lý lợi: Khi cười hở lợi phát sinh từ sự phì đại của lợi hoặc sự ngắn quá mức của răng cửa, chuyên gia sẽ tư vấn phương pháp cắt lợi, làm mỏng bờ nướu, xử lý hoàn toàn phần lợi dư thừa vẫn thường lộ ra mỗi khi người cười hở lợi cười.

Phẫu thuật xương hàm: Áp dụng với những người vì xương hàm trên quá phát mà bị cười hở lợi. Phẫu thuật sẽ được thực hiện theo đường gãy Lefort I. Đây là một đại phẫu phức tạp, đòi hỏi chăm sóc sau can thiệp tỉ mỉ, cẩn thận.

Phẫu thuật xương ổ răng: Mục tiêu của phẫu thuật này là xóa sổ tình trạng cười hở lợi do xương ổ răng dày bất thường. Khi đó, viền và mặt ngoài xương ổ răng sẽ được mài cho mỏng đến mức vừa đủ. Sau mài, nướu sẽ được tạo hình lại như cũ.

Cười hở lợi phải làm sao? Phải thăm khám với chuyên giả để nhận tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Muốn cải thiện cười hở lợi, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt

Như vậy, cười hở lợi có thể là do: Hình dáng răng cửa bất thường, lợi phì đại, xương hàm và xương ổ răng quá phát, khớp cắn sai, trương lực và hoạt động của nhóm cơ vùng môi quá mạnh. Bị cười hở lợi phải làm sao? Tùy nguyên nhân, cười hở lợi sẽ được khắc phục bằng phương pháp không phẫu thuật hoặc phẫu thuật. Chính vì thế, muốn cải thiện vấn đề này hiệu quả, bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt, để chuyên gia thăm khám, xác định nguyên nhân và chỉ định phương pháp phù hợp.

Nếu còn băn khoăn, liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết mọi thắc mắc, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital