Răng mọc 3 lần được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Mỗi trẻ chỉ có 2 lần mọc răng. Trong bài viết sau Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ thông tin chi tiết về 2 lần mọc răng này, đọc ngay bố mẹ nhé!
Menu xem nhanh:
1. Giải đáp chi tiết: Răng mọc 3 lần được không?
Như đã chia sẻ phía trên, trong suốt cuộc đời, trẻ chỉ mọc răng 2 lần: Lần thứ nhất là mọc răng sữa và lần thứ hai là mọc răng vĩnh viễn.
Cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều bắt đầu phát triển khi trẻ được 6 tuần tuổi, tức khi trẻ vẫn còn là bào thai. Tuy nhiên, chỉ đến khi trẻ được 6 tháng tuổi, răng sữa mới bắt đầu mọc. 4 răng cửa hàm dưới là 4 răng sữa mọc đầu tiên. Tiếp theo là 4 răng cửa hàm trên. Các răng còn lại, bao gồm răng nanh và răng hàm, sẽ lần lượt mọc sau đó. Đến 3 – 4 tuổi, hầu hết trẻ sẽ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).
Khi trẻ 5 – 6 tuổi, răng sữa bắt đầu lung lay. Độ tuổi lung lay răng sữa chỉ là tương đối, nhiều người lung lay răng sữa từ 4 tuổi nhưng cũng có nhiều người 7 – 8 tuổi răng sữa mới lung lay. Dù lung lay ở thời điểm nào, do răng vĩnh viễn bên dưới gây áp lực, chân răng sữa cũng sẽ tiêu, khiến cuối cùng răng sữa rụng và được thay thế bởi răng vĩnh viễn, theo thứ tự răng sữa nào mọc trước thì được thay thế bởi răng vĩnh viễn trước. Trung bình, tuổi mọc các răng vĩnh viễn cụ thể của trẻ là: Từ 6 đến 8 tuổi mọc 4 răng cửa hàm dưới; từ 7 đến 9 tuổi mọc 4 răng cửa hàm trên; các răng còn lại, bao gồm răng nanh số 3, răng hàm nhỏ số 4, 5 và răng hàm lớn số 6, 7 sẽ lần lượt mọc sau đó. Thứ tự thay răng hàm trên và thứ tự thay răng hàm dưới là khác nhau. Cụ thể, thứ tự thay răng hàm trên là răng cửa giữa – răng cửa bên – răng hàm nhỏ – răng nanh – răng hàm dưới và thứ tự thay răng hàm dưới là răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng hàm nhỏ – răng hàm lớn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ dài – ngắn của khoảng thời gian từ lúc răng sữa rụng đến lúc răng vĩnh vi mọc. Trong đó, có hai yếu tố chính là:
– Loại răng cùng đặc điểm cũng như vị trí của chúng: Răng một chân như răng cửa chỉ mất vài tuần để thay nhưng răng nhiều chân như răng hàm nhỏ, răng hàm lớn để thay lại mất đến 1 – 2 tháng. Răng ở vị trí thuận lợi (răng không bị chèn ép bởi các răng khác) mọc nhanh hơn răng ở vị trí không thuận lợi (răng bị chèn ép bởi các răng khác).
– Thói quen: Thời gian thay răng có thể bị ảnh hưởng bởi một số thói quen của trẻ, ví dụ như thói quen sờ/chạm vào nướu, nơi răng sữa vừa rụng và răng vĩnh viễn chưa mọc.
Về cơ bản, lần mọc răng thứ hai sẽ kết thúc trước khi trẻ đủ 10 tuổi. Sau 10 tuổi, nếu việc thay răng chưa hoàn thành, bố mẹ cần tìm kiếm hỗ trợ y tế.
2. Trong giai đoạn thay răng, khi nào trẻ cần thăm khám với chuyên gia?
2.1. Trường hợp cần thăm khám với chuyên gia trong giai đoạn trẻ thay răng
Trong một số trường hợp, sau một thời gian lung lay, răng sữa sẽ tự rụng. Nếu răng sữa không tự rụng, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín gần nhát để chuyên gia nhổ răng cho trẻ hoặc chỉ định trẻ chờ răng tự rụng. Bố mẹ tuyệt đối không tự nhổ răng sữa cho trẻ. Việc tự nhổ răng có thể khiến trẻ mất máu và tổn thương nướu. Chưa hết, trẻ có thói quen không tốt, có thể sờ/chạm tay vào vị trí khuyết răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nướu.
Trong một số trường hợp sau, bố mẹ có thể chắc chắn là trẻ cần được nhổ răng sữa tại phòng nha, không cần đợi răng sữa tự rụng:
– Răng vĩnh viễn đã mọc dù răng sữa chưa rụng: Trẻ cần được nhổ răng sữa để trống vị trí đúng cho răng vĩnh viễn mọc.
– Răng vĩnh viễn thiếu chỗ mọc dù răng sữa đã rụng: Trẻ cần được nhổ hoặc mài bớt các răng sữa lân cận để trống vị trí đúng cho răng vĩnh viễn mọc.
2.2. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng trong quá trình trẻ mọc răng
Trong giai đoạn mọc răng, dù là mọc răng sữa hay mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ:
– Trẻ dưới 3 tuổi: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và nước ấm, sạch.
– Trẻ trên 3 tuổi: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và kem đánh răng, 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 phút, với chuyển động tròn hoặc dọc (không chuyển động ngang). Bố mẹ nên lựa chọn cho trẻ bàn chải đầu nhỏ, lông mềm và kem đánh răng có chứa flour. Ngoài bàn chải và kem đánh răng, bố mẹ cho trẻ sử dụng thêm chỉ nha khoa/tăm nước và nước súc miệng. Đây là các dụng cụ/sản phẩm giúp vệ sinh những vị trí răng miệng mà bàn chải và kem đánh răng không thể tiếp cận. Bằng việc dùng chúng, hiệu quả vệ sinh răng miệng sẽ được tối ưu.
Ngoài vệ sinh răng miệng tại nhà, bố mẹ nên cho trẻ vệ sinh răng miệng tại phòng nha với nha sĩ 6 tháng một lần. Việc đến phòng nha định kỳ cũng giúp các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu,… ở trẻ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi răng mọc 3 lần được không. Theo đó, không trẻ nào có thể mọc răng 3 lần. Ai cũng chỉ có 2 lần mọc răng: Một là mọc răng sữa và hai là mọc răng vĩnh viễn. Các mầm răng, cả mầm sữa và mầm vĩnh viễn đều hình thành từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Nhưng phải đến 6 tháng tuổi, trẻ mới bắt đầu mọc răng sữa. Răng vĩnh viễn thì bắt đầu mọc khi trẻ 6, 7 tuổi. Về cơ bản, khi đủ 2 tuổi, trẻ sẽ mọc hết 20 răng sữa và khi đủ 10 tuổi, trẻ sẽ mọc hết 32 răng vĩnh viễn. Trong quá trình thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn, nếu răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc hoặc răng vĩnh viễn không đủ chỗ mọc ngay cả khi răng sữa đã rụng, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng nha để nhổ và/hoặc mài một hoặc một vài răng sữa.
Nếu còn thắc mắc về vấn để thay răng ở trẻ, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết, bố mẹ nhé!