Thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nguy cơ xuất huyết não. Hiện tượng này có thể dẫn đến tổn thương não, thậm chí là gây tử vong cho trẻ. Do đó, mẹ đừng để trẻ thiếu vitamin K. Bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin K cho trẻ từ khi mới chào đời.
Menu xem nhanh:
1. Vitamin K có vai trò như thế nào đối với trẻ nhỏ?
1.1. Vai trò của vitamin K đối với trẻ
Vitamin K có vai trò giúp máu đông lại. Đây được coi là yếu tố cần thiết để ngăn chặn tình trạng xuất huyết nghiêm trọng. Khi trẻ thiếu vitamin K, dù là những vết cắt nhỏ cũng có thể gây chảy máu không ngừng trong một thời gian dài. Không những thế, các bộ phận khác như cơ thể cũng có thể bị xuất huyết đột ngột, như não bộ, gây đột quỵ.
1.2. Các loại vitamin K
Vitamin thuộc nhóm K có tên quốc tế là Phytomenadione, được sản xuất dưới 3 hình thức là dạng viên nén, viên bao đường và ống tiêm. Đặc biệt, vitamin K dạng ống tiêm thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp xuất huyết và có nguy cơ xuất huyết do giảm prothrombin huyết.
Có 3 loại vitamin K, bao gồm:
– Vitamin K1 còn gọi là phylloquinone được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên;
– Vitamin K2 còn gọi là menaquinone được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột;
– Vitamin K3 còn gọi là menadione là dạng vitamin K nhân tạo.
2. Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh
Những nguyên nhân chủ yếu gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh là do:
– Không nhận đủ vitamin K từ mẹ trong quá trình mang thai và bú mẹ. Khi phụ nữ mang thai, thai nhi sẽ nhận vitamin K từ mẹ qua rau thai nhưng số lượng không đáng kể, chủ yếu là qua sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng vitamin K trong sữa mẹ cũng rất thấp, không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
– Do chế độ ăn uống kiêng khem dầu mỡ, không chịu bồi bổ hoặc do tình trạng sức khỏe của người mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ cũng khiến cho lượng vitamin K trong sữa mẹ bị giảm sút.
– Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi không có đủ khả năng tổng hợp vitamin K. Do đó, nếu không được bổ sung đầy đủ vitamin K sẽ gặp phải hiện tượng màng não lớn hoặc xuất huyết não.
– Một số người mẹ dùng các loại thuốc như thuốc warfarin, chống co giật hoặc thuốc chống lao… đều có thể gây nên bệnh xuất huyết ở trẻ sơ sinh.
– Trường hợp trẻ nhỏ phải dùng thuốc kháng sinh sớm hay bị rối loạn tiêu hóa cũng gây cản trở quá trình tổng hợp vitamin K ở ruột.
3. Triệu chứng trẻ thiếu vitamin k
Thiếu vitamin K thường xảy ra trong thời kỳ trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào các ngày thứ 3 – 5 sau khi sinh. Đây là thời điểm vi khuẩn đường ruột của trẻ chưa có khả năng tổng hợp đủ vitamin K, hoặc cũng có thể trẻ bị tắc đường mật và rối loạn tiêu hóa. Do vậy, khi mẹ thấy tất cả các trường hợp có xuất huyết (như xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết ở da, niêm mạc…) thì cần phải nghĩ ngay tới thiếu vitamin K.
Ngoài ra, khi mẹ thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc hoặc co giật… nhất là trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi thì cần lưu ý đặc biệt đến nguy cơ xuất huyết não.
4. Trẻ thiếu vitamin K có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 90% trẻ rơi vào tình trạng xuất huyết não thường xảy ra khi được 30 – 40 ngày tuổi, mà không có nguyên nhân nào khác ngoài lý do trẻ thiếu vitamin K.
Để nhận biết trẻ bị xuất huyết não, màng não, mẹ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng như sau:
– Hội chứng thiếu máu cấp: Hội chứng này khiến da trẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt.
– Hội chứng não – màng não: Trẻ mắc phải hội chứng này sẽ lên cơn co giật, thóp căng phồng, rên è è, sốt li bì, hôn mê và giảm vận động nửa người.
Có thể nói, xuất huyết não là di chứng nguy hiểm và phổ biến nhất đối với trẻ sơ sinh thiếu vitamin K. Dù được điều trị tích cực hay không thì xuất huyết não cũng để lại cho người bệnh những di chứng đáng tiếc.
Các di chứng thường gặp nhất phải kể đến: Teo não, não bé, não úng thủy, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.
5. Làm thế nào để đề phòng thiếu Vitamin K ở trẻ sơ sinh
Để hạn chế tối đa những rủi ro, biến chứng do thiếu vitamin K gây ra, các mẹ cần có sự chuẩn bị lâu dài, từ cả trước khi sinh.
5.1. Bổ sung vitamin K trước khi sinh
– Bà bầu nên bổ sung vitamin K ngay từ thời kỳ mang bầu bằng cách bổ sung thật nhiều các thực phẩm giàu vitamin K như: các loại rau xanh, cải xoong, xà lách, cải bó xôi, đậu nành, súp lơ xanh, trái cây, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, thịt lợn nạc, thịt bò… Riêng thịt gia cầm lại hầu như không chứa vitamin K.
– Bà bầu cũng nên bổ sung vitamin K trước khi sinh bằng cách uống các viên thực phẩm chức năng. Việc này sẽ giúp tăng lượng vitamin K trong sữa mẹ. Từ đó, giúp bổ sung hàm lượng vitamin K cho trẻ.
5.2. Bổ sung vitamin K sau khi sinh
Cung cấp vitamin K ngay cho trẻ sơ sinh theo 2 phương pháp sau để tránh tình trạng thiếu hụt vitamin K:
– Tiêm cho trẻ sơ sinh một mũi vitamin K3 2mg hoặc một mũi vitamin K1 1mg.
– Cho trẻ sơ sinh uống vitamin K1 2mg, 3 lần, bao gồm:
+ Lần 1: sau khi sinh;
+ Lần hai lúc 7 ngày tuổi;
+ Lần ba lúc 1 tháng tuổi.
– Trong giai đoạn sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý để đưa trẻ đến bệnh viện tiêm nhắc lại vitamin K nếu thấy con có dấu hiệu chảy máu.
– Mặc dù sữa mẹ chứa rất ít vitamin K nhưng đừng vì thế mà không cho trẻ bú mẹ. Thay vào đó, mẹ có thể bổ sung cho bé một hai bữa sữa ngoài/ ngày để tăng lượng vitamin K.
5.3. Khám dinh dưỡng để ngăn ngừa thiếu vitamin K ở trẻ
Việc khám dinh dưỡng là cách nhanh nhất, đơn giản nhất và chính xác nhất để giúp mẹ biết được bản thân và con yêu có đang bị thiếu vitamin K không, cũng như làm thế nào để bổ sung hiệu quả.
Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với sự quy tụ đội ngũ y bác có trình độ chuyên môn, cùng sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống trang thiết bị tối tân, chắc chắn sẽ giúp các bậc phụ huynh và các bạn nhỏ tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ.
Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ theo số: 1900558892