Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm đá, cườm khô, bệnh thường được cho là bệnh của người già do nguyên nhân bệnh phần lớn do lão hóa. Nhưng trên thực tế, bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Vậy bệnh đục thủy tinh thể có chữa được không và điều trị bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé!
Menu xem nhanh:
1. Thủy tinh thể và dấu hiệu bệnh đục thủy tinh thể thường thấy
1.1. Thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt 2 mặt lồi, chiếm khoảng 1/ 3 công suất khúc xạ của nhãn cầu, được nuôi dưỡng bởi thủy dịch và không chứa mạch máu. Thủy tinh thể có chức năng điều tiết, hội tụ ánh sáng đến võng mạc, từ đó chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh rõ nét nhất. Như vậy chúng ta có thể thấy thủy tinh thể quan trọng như thế nào. Khi mắc bệnh đục thủy tinh thể thì thị lực của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Đục thủy tinh thể là tình trạng rối loạn thị lực, thủy tinh thể không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua và không thể đến võng mạc dẫn đến tình trạng mất dần thị lực. Tình trạng này có thể diễn ra qua nhiều năm do ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh. Dù mắc do nguyên nhân nào thì bệnh cũng có các biểu hiện bệnh rất rõ ràng.
1.2. Biểu hiện bệnh đục thủy tinh thể là gì
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình thường thấy và dễ nhận biết của bệnh:
– Nhìn mờ dần: đây là dấu hiệu của việc đang dần mất đi thị giác. Bệnh nhân có dấu hiệu khó nhìn và mỏi mắt khi cố gắng tập trung vào 1 điểm. Tình trạng nhìn mờ dần cũng tùy theo mức độ đục
-Thấy có những điểm đen, đốm đen như ruồi bay trước mắt
– Bệnh nhân cảm thấy chói khi ra nắng, nhạy cảm với ánh nắng
– Nhìn một vật thành nhiều vật
– Màu sắc thủy tinh thể thay đổi tùy theo mức độ đục
– Qua thăm khám có thể thấy những vệt đen trên ánh đồng tử hồng
Bệnh đục thủy tinh thể không hề gây đau đớn, các dấu hiệu thường không quá rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với mỏi mờ mắt thông thường nên dễ bị bỏ qua. Khi được thăm khám thì các dấu hiệu đã rõ ràng hơn và tình trạng bệnh đã nặng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đục thủy tinh thể:
Thứ nhất là nguyên nhân nguyên phát:
– Do rối loạn gen di truyền khiến các em bé mắc bệnh sớm hơn
– Do tuổi già. Tùy thuộc tốc độ lão hóa của từng người mà người mắc sớm hoặc muộn hơn
Thứ hai là nguyên nhân thứ phát: đục thủy tinh thể bệnh lý:
– Do chấn thương, đụng đập,…
– Đã từng mắc viêm màng bồ đào có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể rất cao
– Sử dụng các loại thuốc có hại cho mắt: corticoid, thuốc tâm thần,…
– Do bệnh toàn thân chuyển hóa: đái tháo đường, hạ canxi máu
– Thường xuyên tiếp xúc với các ánh sáng mạnh có hại: tia X, tia tử ngoại,…
Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác có nguy cơ gây bệnh như:
– Mắt thiếu dinh dưỡng. Nồng độ protein của thủy tinh thể cao tất cả các tạng khác trên toàn cơ thể. Protein ở thủy tinh thể chiến 34% nên nếu không được bổ sung đủ chất dinh dưỡng thì thủy tinh thể sẽ đục dần gây mất thị giác
– Làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm mà không đeo kính bảo hộ, sử dụng thuốc nhỏ mắt, thăm khám mắt định kỳ
Từng đó nguyên nhân đã đủ để thấy rằng bệnh đục thủy tinh thể có thể đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Vì vậy, tất cả chúng ta cần phải chăm sóc đôi mắt thật tốt và không chủ quan với các dấu hiệu nhỏ nhất như mắt nhìn khó. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
3. Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể
Hậu quả của đục thủy tinh thể là rất nghiêm trọng vì vậy nhiều người băn khoăn không biết bệnh đục thủy tinh thể có chữa được không? Hiện nay đã có phương pháp nào chữa bệnh này hiện đại và đem lại kết quả cao cao nhất?
Về điều trị, bệnh đục thủy tinh thể có thể được chỉ định điều trị theo 2 hướng:
– Dùng kính
– Phẫu thuật
Tiên lượng tùy thuộc vào thần kinh mắt của bệnh nhân.
Trường hợp mắc đục thủy tinh thể được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định đeo kính kết hợp. Với các trường hợp đục thủy tinh thể nặng, thị lực kém ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày, sẽ được chỉ định mổ. Hiện nay, phẫu thuật Phaco là phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể phổ biến và an toàn nhất. Các bác sĩ dùng năng lượng sóng siêu âm tán nhuyễn nhân thủy tinh thể và hút ra ngoài qua đường mổ nhỏ sau đó đặt thủy tinh thể nhân tạo trong bao.
Phương pháp mổ Phaco có các ưu điểm như:
– Đường rạch nhỏ
– Ít ảnh hưởng loạn thị
– Hồi phục nhanh
– Giảm biến chứng viêm màng bồ đào, tăng áp
Đây cũng là phương pháp hiện đang được Chuyên khoa Mắt – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI áp dụng thực hiện với những bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật đục thủy tinh thể. Rất nhiều bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật thành công, tái khám đều đặn và có thể nhìn rõ trở lại nhờ sớm điều trị bằng phương pháp này.
4. Phòng ngừa nguy cơ mắc đục thủy tinh thể từ sớm
Đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể chữa được bằng phương pháp ít gây hại nhưng theo thời gian bạn vẫn có thể mắc căn bệnh này do nhiều nguyên nhân. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy chú ý chăm sóc đôi mắt để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh:
– Thăm khám mắt định kỳ và không chần chừ thăm khám khi có các dấu hiệu bất thường ở mắt
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mắt và dùng thuốc nhỏ mắt tránh tình trạng mắt khô, mỏi
– Dùng kính bảo hộ
– Chú ý vệ sinh tay, mắt giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào,… Vì đây là một trong số nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh
– Người có các bệnh nền như đái tháo đường, tăng áp nên chú ý cập nhật các triệu chứng với bác sĩ để phát hiện bệnh kịp thời. Những bệnh nhân mắc bệnh nền sẽ được chỉ định dùng thuốc hạn chế ảnh hưởng tới thủy tinh thể và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Vì vậy, đừng chủ quan mà ngay từ hôm nay hãy thực hiện lối sống lành mạnh và chăm sóc tốt cho đôi mắt để bảo vệ đôi mắt sáng ngắm nhìn thế giới. Hãy lựa chọn Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ và giữ gìn đôi mắt.