Các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày và tá tràng ngày càng phổ biến do thói quen ăn uống, căng thẳng và các yếu tố môi trường. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề tiêu hóa, nội soi thực quản dạ dày tá tràng là phương pháp chẩn đoán chính xác và hiệu quả. Vậy nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là gì? Những ai cần thực hiện? Hãy cùng TCI tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là phương pháp nội soi thực quản dạ dày tá tràng?
Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng là một thủ thuật y khoa hiện đại, giúp phát hiện chính xác các bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày và tá tràng. Nhờ sự phát triển của y học, phương pháp này ngày càng được cải tiến, giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu, buồn nôn, đặc biệt với kỹ thuật nội soi không đau, mang lại trải nghiệm nhẹ nhàng hơn cho người bệnh.
Trong quá trình nội soi, bác sĩ sử dụng một ống soi mềm có gắn đèn chiếu sáng và camera, đưa từ thực quản xuống dạ dày và tá tràng. Hình ảnh thu được hiển thị trực tiếp trên màn hình, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát, chẩn đoán và phát hiện tổn thương dù chỉ vài milimet. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý tiêu hóa.
Mặc dù nội soi là phương pháp an toàn và chính xác, nhưng không phải ai cũng cần thực hiện. Việc xác định khi nào nên nội soi là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa một cách tối ưu.

Với kỹ thuật nội soi không đau, mang lại trải nghiệm nhẹ nhàng hơn cho người bệnh
2. Đối tượng nào nên và không nên thực hiện kỹ thuật này?
2.1. Những ai nên nội soi thực quản dạ dày tá tràng?
Đây là phương pháp quan trọng giúp phát hiện và chẩn đoán nhiều bệnh lý tiêu hóa. Thủ thuật này đặc biệt cần thiết trong các trường hợp sau:
– Triệu chứng kéo dài và tái phát: Ho, viêm họng mãn tính, dai dẳng không rõ nguyên nhân.
– Khó khăn trong ăn uống: Cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn, buồn nôn, dễ bị sặc khi ăn.
– Đau vùng thượng vị: Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở thượng vị, gây khó chịu kéo dài.
– Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua thường xuyên.
– Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc phân nát.
– Tiền sử gia đình có bệnh lý tiêu hóa: Đặc biệt khi có người thân nhiễm vi khuẩn HP – yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Thông qua nội soi, bác sĩ có thể phát hiện chính xác các bệnh lý như: viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết tiêu hóa, giãn tĩnh mạch thực quản, khối u đường tiêu hóa… Đồng thời, đây cũng là phương pháp hiệu quả để tầm soát ung thư sớm, xác định vi khuẩn HP và loại bỏ dị vật trong ống tiêu hóa.

Nội soi là phương pháp hiệu quả để tầm soát ung thư sớm
2.2. Những ai không nên nội soi thực quản dạ dày tá tràng?
Những người thuộc nhóm đối tượng sau không nên thực hiện kỹ thuật này:
– Người bị thủng ống tiêu hóa, thủng dạ dày.
– Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, suy tim chưa ổn định.
– Người mắc suy hô hấp nghiêm trọng.
– Những người có túi phình động mạch chủ.
– Người gặp chứng tâm thần không kiểm soát.
Việc nắm rõ về về những người nên và không nên giúp đảm bảo quá trình thăm khám được diễn ra an toàn và chính xác.
3. Một số lưu ý cần biết trước khi tiến hành nội soi
3.1. Trước khi nội soi
Nội soi nhằm quan sát trực tiếp lớp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu trong dạ dày còn thức ăn, hình ảnh quan sát sẽ bị che khuất, gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh. Vì vậy, trước khi nội soi, bạn cần nhịn ăn tối thiểu 6 giờ để đảm bảo dạ dày trống rỗng, giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá tình trạng niêm mạc.
Ngoài ra, bạn cần tránh:
– Sữa, nước trái cây, đồ uống có màu vì có thể ảnh hưởng đến hình ảnh nội soi.
– Các loại thuốc bao phủ niêm mạc dạ dày vì có thể che lấp tổn thương và làm sai lệch kết quả.
– Để thuận tiện, bạn nên nội soi vào buổi sáng, khi dạ dày đã trống sau một đêm tiêu hóa thức ăn. Nếu thực hiện nội soi gây mê, hãy hạn chế uống nước để tránh nguy cơ trào ngược vào phổi khi gây mê.
– Trường hợp bạn có tiền sử bệnh tim, hen suyễn, dị ứng, hãy thông báo trước cho bác sĩ để có phương án phù hợp.
3.2. Sau khi nội soi
Sau khi nội soi, bạn có thể cảm thấy ghê cổ, buồn nôn hoặc khó chịu do tác động của ống nội soi lên vùng hầu họng và thực quản. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường và sẽ tự hết trong thời gian ngắn mà không cần dùng thuốc.
Nếu bạn nội soi có gây mê, không nên ra về ngay mà cần nghỉ ngơi đến khi tỉnh táo hoàn toàn để đảm bảo an toàn.
Về chế độ ăn uống sau nội soi:
– Nên ăn: Thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, súp, sữa.
– Tránh: Đồ ăn cay nóng, khô cứng, có thể kích thích niêm mạc dạ dày.
Việc tuân thủ đúng hướng dẫn trước và sau nội soi sẽ giúp bạn có một trải nghiệm an toàn, thuận lợi và đạt được kết quả chẩn đoán chính xác.

Sau nội soi, bạn nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ nội soi tiêu hóa uy tín, an toàn, được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy nội soi hiện đại thế hệ mới, Thu Cúc TCI giúp phát hiện sớm và chính xác các bệnh lý về dạ dày, đại tràng, thực quản,… đặc biệt là tầm soát sớm ung thư tiêu hóa. Bên cạnh đó, Thu Cúc TCI còn xây dựng quy trình khép kín, vô khuẩn tuyệt đối, hệ thống phòng nội soi vô trùng hiện đại giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. Dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm, thời gian linh hoạt và đặt lịch nhanh chóng giúp khách hàng dễ dàng thăm khám mà không cần chờ đợi lâu. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nội soi tiêu hóa uy tín, Thu Cúc TCI chính là lựa chọn hàng đầu để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa một cách toàn diện.