Điều trị thoát vị bẹn là thông tin ai cũng quan tâm vì lo lắng thoát vị bẹn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều người chưa hiểu về thoát vị bẹn và những thông tin khác về bệnh. Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin cần thiết cho bạn đọc.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là hiện tượng một tạng trong ổ bụng bị rơi ra khỏi vị trí của mình. Khi đó, tạng bị rơi sẽ chui qua lỗ giãn rộng của vùng bẹn, tạo thành 1 khối phồng lên.
Thoát vị bẹn được phân loại như sau:
– Thoát vị bẹn gián tiếp: Đây là loại thoát vị bẹn bẩm sinh. Khi sinh ra, ống bẹn của trẻ sơ sinh phải đóng. Tuy nhiên, 1 số trường hợp đặc biệt thì ống bẹn không đóng nên tạng bị thoát vị qua ống.
– Thoát vị bẹn trực tiếp: Đây là loại thoát vị bẹn được hình thành sau 1 thời gian do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Có thể liên quan đến độ tuổi khi ở người già thì thành bụng bị yếu, hoặc một số người trưởng thành làm việc quá nhiều gây áp lực lên thành bụng…
Thoát vị bẹn không đơn giản chỉ là một khối phồng vì người bệnh sẽ cảm thấy đau tức, khó chịu ở vùng bị phồng. Vùng thoát vị có thể là ở bên trái hoặc bên phải. Ngoài các dấu hiệu như đau tức, thoát vị bẹn có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.
2. Biến chứng thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn khi bình thường sẽ xẹp lại khi nằm xuống hoặc được đẩy lên trên. Khi đó, thoát vị bẹn chỉ gây bất tiện đôi chút khi người bệnh ngồi dậy. Tuy nhiên, thoát vị bẹn cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Trong trường hợp đó, người bệnh cần nhanh chóng nhập viện để được xử lý kịp thời.
2.1. Thoát vị kẹt
Bình thường tạng sẽ co được lên khi nằm xuống, tuy nhiên khi tạng bị rời khỏi vị trí mà có tác động đẩy lên cũng không lên được, thì khi đó đã xuất hiện biến chứng thoát vị kẹt. Người bệnh sẽ bị táo bón kéo dài, buồn nôn, đau đớn do tạng bị kẹt lại. Khối phồng sẽ cương cứng lên. Theo thời gian, vùng thoát vị sẽ gây áp lực lên các bộ phận khác, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.
2.2. Thoát vị nghẹt
Phần tạng thoát vị không chỉ bị rơi xuống mà còn bị xoắn lại. Từ đó máu không thể lưu thông và và xuất hiện tình trạng hoại tử. Khi người bệnh bị thoát vị bẹn mà có triệu chứng sốt, sưng viêm thì phải nghĩ ngay đến thoát vị nghẹt. Thoát vị nghẹt có thể gây nên những biến chứng trầm trọng hơn như:
– Ruột bị nghẹt: Tạng không được đẩy trở lại ở phúc mạc, dính lại ở cổ hoặc túi thoát vị. Vùng thoát vị bị căng lên, nếu tình trạng này kéo dài cần đến bệnh viện để được phẫu thuật ngay.
– Ruột bị tắc: Dạ dày và ruột non là 2 cơ quan dễ bị tắc nhất. Khi đó, người bệnh đau đớn khó chịu, đau quặn nguy hiểm, có dấu hiệu màu da bị biến đổi. Tình trạng này cũng cần được can thiệp phẫu thuật nay nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Biến chứng của thoát vị bẹn có thể gây vô sinh đối với nam giới vì tinh hoàn có thể bị teo, xoắn hoặc hoại tử. Vậy nếu người bệnh có khối thoát vị to bất thường, đau nhói vùng bẹn, sưng… thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn cách điều trị. Trẻ em nếu bẩm sinh bị thoát vị bẹn cũng cần thăm khám sớm nhất có thể.
3. Điều trị thoát vị bẹn
3.1. Phương pháp điều trị thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn được điều trị dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết, bệnh nhân được chỉ định phương pháp phù hợp. Có 2 phương pháp phẫu thuật được ứng dụng hiện nay là mổ mở hoặc mổ nội soi. Việc lựa chọn phương pháp mổ nội soi đang được ưu tiên vì tính hiệu quả, ít đau và thẩm mỹ hơn so với mổ mở.
3.1. Nguyên tắc điều trị thoát vị bẹn
– Phục hồi, tái tạo thành bụng: Thành bụng của người mắc thoát vị bẹn rất yếu, do đó cần phải được phục hồi, tái tạo bằng mô tự thân hoặc lưới nhân tạo.
– Điều trị phẫu thuật trong trường hợp cần thiết cần khâu hoặc cắt bỏ túi thoát vị.
Trẻ em được phẫu thuật thoát vị bẹn khi:
– Trẻ hơn 1 tuổi mà bệnh không tự khỏi
– Trẻ có dấu hiệu của cơn đau và khó chịu ở vùng bụng
Phương pháp mổ được ứng dụng là thắt cao túi thoát vị, không cần phải phục hồi thành bụng. Nếu có biến chứng thì cần mổ nội soi gấp.
Trẻ em nếu không điều trị phẫu thuật thì cần được theo dõi và tái khám thường xuyên.
Người lớn áp dụng mổ đối với người đáp ứng điều kiện về sức khỏe và thể chất. Nếu có biến chứng sẽ mổ cấp cứu, nếu không sẽ sắp xếp phẫu thuật theo mong muốn của bệnh nhân. Trường hợp bệnh nhân tuổi cao, có các bệnh lý mạn tính khác sẽ không phẫu thuật mà được xử lý bằng phương pháp băng treo bìu.
3.3 Lưu ý sau điều trị
Sau khi phẫu thuật người bệnh tuân thủ những lưu ý như:
– Có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, ngăn bệnh tái phát
– Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa
– Không làm việc quá sức, bổ sung rau xanh và chất xơ nhằm ngăn chặn táo bón
– Áp dụng nịt hoặc ép lỗ thoát vị bằng băng để tạng không bị tụt xuống
– Uống nhiều nước mỗi ngày
– Có trạng thái bất thường cần báo ngay cho bác sĩ chủ trị
Như vậy, thông qua bài viết, bạn đọc đã hiểu về điều trị thoát vị bẹn. Bệnh nhân nếu có chỉ định phẫu thuật thoát vị bẹn cũng không cần quá lo lắng vì nếu lựa chọn bác sĩ giỏi và đơn vị uy tín thì phẫu thuật rất nhẹ nhàng. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám đúng lịch để hạn chế tái phát bệnh.