Điều trị thấp tim và cách phòng ngừa tái phát cần biết

Thấp tim là tình trạng bệnh lý có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, khả năng tái phát bệnh cũng tương đối cao. Vì vậy, điều trị thấp tim đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt và chặt chẽ các chỉ định từ bác sĩ.

1. Tìm hiểu sơ lược về bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim là bệnh viêm cấp tính và có liên quan tới hệ miễn dịch. Bệnh lý có thể xảy ra sau một vài lần viêm họng (do liên cầu bêta tan huyết nhóm A). Tình trạng sẽ biểu hiện bởi một số hội chứng: viêm đa khớp, viêm tim, hạt dưới da hay ban đỏ vòng. Bệnh sẽ phát triển kể từ tuần thứ 2-4 sau khi mắc các bệnh hô hấp.

Thấp tim là một trong số các nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. Nó có thể làm gia tăng về số lượng tử vong sớm trên toàn cầu. Nguyên nhân dẫn tới tử vong chủ yếu do: chứng rối loạn nhịp, suy tim, đột quỵ hay viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

Điều trị thấp tim

Thấp tim là bệnh lý có nguy cơ tái phát cao.

Một vài số liệu thống kê về bệnh lý này cho biết: 2015 trên Thế Giới có tới 33,4 triệu trường hợp bị thấp tim, trong đó có tới 319400 ca tử vong. Tại Việt Nam trong những năm gần đây thì tỷ lệ trẻ em mắc phải bệnh lý này đang chiếm khoảng 0,45% (trẻ dưới 16 tuổi). Bệnh thấp tim chủ yếu ảnh hưởng tới nhóm người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là nhóm đối tượng ít được tiếp xúc với liên cầu nhóm A và các dịch vụ thăm khám sức khỏe.

2. Thấp tim nguy hiểm thế nào?

Thấp tim nếu không được phát hiện và có các phương hướng điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng:

Suy tim cấp hoặc gây rối loạn nhịp: khi bệnh ở dạng cấp tính, bệnh nhân khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi viêm cơ tim.

– Viêm khớp: xuất hiện các cơn đau xương khớp liên tục và mẩn đỏ, sưng tấy. Tuy nhiên dạng viêm khớp này lại ít để lại di chứng nguy hiểm cho người bệnh.

– Tổn thương tới thần kinh: làm ảnh hưởng đến hệ thống ngoại tháp và xuất hiện múa giật. Múa vờn, múa giật là những ảnh hưởng từ não. Nhưng những tổn thương này đa phần sẽ dần hồi phục và ít khi để lại di chứng. Tuy nhiên vẫn cần được chú ý để có thể xử lý kịp thời.

– Làm tổn thương tới van hai lá và van động mạch (dẫn đến hở, hẹp van tim). Hiện tượng hở van ba lá chủ yếu là do các cơ năng kèm theo tình trạng hẹp van hai lá.

điều trị thấp tim

Viêm khớp – tình trạng được đánh giá là xảy ra phổ biến nhất ở người bệnh nhân thấp tim

3. Điều trị bệnh thấp tim và những lưu ý

3.1. Mục tiêu của việc điều trị thấp tim

Trong điều trị thấp tim cả ở trẻ em và người lớn sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm hay điều trị suy tim là phương án mà bác sĩ ưu tiên. Và mục tiêu chính được đặt ra đó là:

– Giảm bớt các triệu chứng như: viêm tim, viêm khớp,… ở bệnh nhân.

– Tiêu diệt được hầu hết các liên cầu khuẩn ở vùng cổ họng, hầu và cả đường hô hấp của người bệnh.

– Để ngăn ngừa khả năng tái nhiễm lại với vi khuẩn liên cầu.

– Hướng dẫn giúp bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân để hiểu rõ hơn về bệnh lý. Đặc biệt là cần tuân thủ theo đúng phác đồ và chỉ dân đưa ra từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện việc cấy họng hay làm xét nghiệm tìm streptoccocus cho người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân. Khi kết quả xuất hiện dương tính, người đó cũng cần được theo dõi và điều trị.

3.2. Thuốc sử dụng trong điều trị thấp tim

Một số các loại thuốc thường hay được chỉ định trong điều trị thấp tim cho cả người lớn và trẻ em là:

– Thuốc kháng sinh: cần được sử dụng điều trị từ sớm. Thuốc yêu cầu đủ liều lượng và thời gian mới có thể tiêu diệt liên cầu.

– Thuốc chống viêm khớp: sử dụng cho tới khi hết các triệu chứng lâm sàng. Sau đó bác sĩ có thể chỉ định giảm liều lượng khi phản ứng viêm dần bình thường lại.

– Thuốc chữa viêm tim: dùng một số loại chuyên biệt (NSAIDs, IVIG,…)

– Thuốc điều trị các tổn thương ở thần kinh (não): khi có xuất hiện múa vờn, múa giật. Trong trường hợp tình trạng rối loạn tiến triển nặng có thể bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thêm với các loại thuốc khác.

3.3. Kết hợp theo dõi trong quá trình điều trị

Trong cả giai đoạn điều trị với bệnh thấp tim, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên. Cần theo dõi về tốc độ lắng hồng cầu máu, protein C phản ứng. Bên cạnh đó cũng cần làm thêm một số các xét nghiệm: C-Reactive Protein (CRP) khoảng 2 lần/tuần. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện tới khi triệu chứng dần trở về ổn định.

4. Những lưu ý khi theo dõi bệnh thấp tim

Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra chứng thấp tim, bạn cần chú ý tới nguyên nhân tiên phát. Điều này có nghĩa: Nếu bị viêm họng do liên cầu khuẩn, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ điều trị sớm. Qua đó giúp tình trạng bệnh không diễn biến xấu và dẫn tới thấp tim.

Với trường hợp người bệnh đã bị thấp tim tiền sử, việc phòng tránh sẽ bằng cách uống kháng sinh đều đặn. Việc này cần được sự chỉ định từ bác sĩ với liều lượng, thời gian dùng phù hợp. Một vài lưu ý cần thiết:

– Thời gian theo dõi với người không bị viêm tim tối thiểu là 5 năm kể từ lần bị thấp tim sau cùng. Sau đó tiếp tục theo dõi cho tới khi 18 tuổi.

– Với trường hợp đã từng bị viêm tim, việc theo dõi cần khoảng 10 năm từ lần thấp tim gần nhất cho tới 21 tuổi. Cho dù đã phẫu thuật tim hay chưa, người bệnh cũng cần theo dõi đủ khoảng thời gian như trên.

– Đối với trường hợp viêm khớp hậu nhiễm khuẩn liên cầu cần theo dõi khoảng 2 năm. Hết thời gian này cần kiểm tra siêu âm thêm. Sau nếu phát hiện có tổn thương thì phải kéo dài thời gian quan sát như trường hợp có viêm tim.

Những bệnh nhân bị viêm họng liên cầu khuẩn cần được chú ý và điều trị tích cực sớm

Những bệnh nhân bị viêm họng liên cầu khuẩn cần được chú ý và điều trị tích cực sớm

Hiện nay, thấp tim đang được đánh giá là bệnh lý hàng đầu gây ra bệnh tim ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Vì vậy, bạn nên chủ động theo dỏi sức khỏe và thăm khám kiểm tra, tầm soát thường xuyên hơn. Điều này giúp việc phát hiện và điều trị bệnh đạt hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital