Táo bón ở trẻ em: thấy con “đi” được mẹ mừng rơi nước mắt

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Thấy con “đi” khó chị N.T.A đã nghĩ ngay bé bị táo bón, mặc dù đã cho con ăn nhiều rau, uống nhiều nước, uống cả men vi sinh nhưng bé vẫn “không đi được”. Có nên “thụt tháo” cho bé không hay nên cho con đi bác sĩ để điều trị táo bón? Đây câu hỏi mà chị N.T.A cũng là nỗi lòng của rất nhiều bậc phụ huynh khi có con bị táo bón. Vậy điều trị táo bón ở trẻ em, mẹ nên làm gì?

Thấy con khó “đi” là nghĩ ngay táo bón

táo bón ở trẻ em

Có khoảng 30% trẻ em bị táo bón, trong đó có khoảng 95% trẻ bị táo bón chức năng chỉ 5% còn lại là táo bón do bệnh lý. (ảnh minh họa)

Chị N.T.A (Hà Nam) chia sẻ, trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón nên chị đã “huấn luyện” cho bé ăn các loại rau, củ từ rất sớm. Lúc con được 3 tuổi đi mẫu giáo, chị đã chủ động cho con ăn nhiều loại rau củ nên bé nhà chị thích ăn rau từ nhỏ.

Bình thường chị không phải lo lắng khi nào bé mới đi ị vì con vẫn “sản xuất” đều đặn, tuy nhiên cách đây một tuần chị thấy bá khá vất vả khi phải đi vệ sinh. Con phải rặn nhiều, mặt mũi đỏ “tía tai”, mỗi lần đi ị phải mất hàng tiếng đồng hồ, bé kêu khóc, nước mắt nước mũi “giàn giụa”, chị nhìn con như vậy đinh ninh “thôi, táo bón đến rồi”.

Chị đi mua ngay những loại rau nhuận tràng cho bé ăn như rau đay, rau mùng tơi, rau khoai lang,… cho con ăn nhằm giúp con nhanh chóng “giải phóng” cái thứ kia ra ngoài. Nhưng rồi con vẫn không đỡ, bé vẫn “rặn hết sức” mỗi khi đi ngoài. Chị nghĩ hay là “thụt” cho con để giúp tống khứ luôn cái “thứ quái quỷ” kia ra khỏi người bé nhưng rồi vì sợ ảnh hưởng đến hậu môn cũng như hệ tiêu hóa của con nên chị đành ngậm ngùi ôm con đi khám.

Có đi khám mới biết những biến chứng đáng sợ của táo bón

sai lầm khi con bị táo bón

Táo bón nếu không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sa trực tràng, viêm ruột, suy dinh dưỡng,… (ảnh minh họa)

Thế là chị N.T.A cho con đến chuyên khoa Nhi Thu Cúc để các bác sĩ kiểm tra. Chị chia sẻ rằng: “Tôi lựa chọn khám cho bé ở Thu Cúc vì vợ chồng tôi trước giờ vẫn kiểm tra sức khỏe hàng năm ở Thu Cúc vì vậy tôi tin tưởng vào các bác sĩ, phần khác vì nhân viên ở đây phục vụ rất nhiệt tình, không phải mất nhiều thời gian chờ đợi lâu.

Sau khi cho con vào khám với bác sĩ tôi mới biết táo bón có hai dạng 95% là trẻ bị táo bón chức năng thường do thói quen ăn, uống, sinh hoạt, lối sống, chỉ 5% còn lại táo bón bệnh lý (như các bệnh về não, u cục ở ruột, liệt ruột có thể gây ra chứng táo bón ở trẻ). Trường hợp của con nhà tôi cũng là táo bón chức năng nhưng không phải là trẻ ăn ít rau thiếu chất xơ nên bị táo bón mà là do thói quen nhịn đi vệ sinh của con. Đến đây tôi mới “ngộ” liền hỏi cô giáo thì được biết ở lớp không thấy con kêu đi ị bao giờ, không biết có phải là do bé sợ đi vệ sinh ở lớp học hay không, đến đây tôi mới “ngộ” ra táo bón có thể do bé sợ đi vệ sinh ở lớp.

Có thể do bé sợ đi vệ sinh do con mơi đi học còn nhiều bỡ ngỡ, bé sợ cô giáo, sợ bạn cười chê chẳng hạn nên con gắng nhịn lâu dần gây táo bón. Hoặc do bé thấy nhà vệ sinh ở trường không giống như ở nhà nên con sợ mặc dù “buồn” đi vệ sinh nhưng con ngại bẩn nên con lại “nhịn”.

Bác sĩ nói táo bón nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nhưng một số trưởng hợp nếu chủ quan để tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài không điều trị hay điều trị không hiệu quả lâu dần có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Sa trực tràng: do táo bón khó đi ngoài nên bé phải rặn nhiều gây sa trực tràng. Sa trực tràng do táo bón ở trẻ em điều trị rất khó khăn.
  • Viêm ruột: táo bón ứ phân nhiều trong trực tràng và đoạn đại tràng sigma trẻ em gây ra giãn đại tràng dần gây viêm ruột ở trẻ.
  • Còi cọc, chậm lớn: trẻ bị ứ phân khiến con không muốn ăn, còi cọc, chậm lớn, thậm chí có thể buồn nôn và mất cảm giác thèm ăn.

Đến đây mình mới hiểu vì sao các bác sĩ vẫn khuyên không nên để bé bị táo bón kéo dài nếu không sẽ rất nguy hiểm. Thật may con gái mình chỉ bị táo bón chức năng và được điều trị sớm nên con mau khỏi mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả.

Lúc con bị táo bón mình lo lắm, bé cứ ôm bụng, mặt mũi khó chịu rồi khóc. Sau khi cho con đi khám bác sĩ cho con thuốc và dặn mình về cách chăm sóc, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt cho con, đặc biệt là phối hợp với cô giáo khuyên con không được nhịn cầu nên bé đã “giải phóng” được thứ kia ra khỏi người, lúc con “đi” được ra mà mình mừng rơi nước mắt. Mẹ nào có con bị táo bón lâu ngày chắc cũng thấu hiểu được cái cảm giác này của mình”.

Có nên thụt tháo khi con bị táo bón?

có nên thụt khi bé bị táo bón

Lạm dụng thuốc “thụt tháo” khi bị táo bón có thể gây hại cho hậu môn và ảnh hưởng đến chức năng đại tiện của con. (ảnh minh họa)

Các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc cho rằng, không khuyến khích việc thụt tháo cho trẻ, trừ trường hợp trẻ bị táo bón quá nặng, một tuần liền không đi được, khi đưa tới viện, các bác sĩ sẽ thực hiện cho trẻ. Nhiều cha mẹ dùng dụng cụ kích thích hậu môn để lấy phản xạ cho con dù không có tác hại gì, thậm chí dùng cả xi lanh điều này có thể gây phản xạ không tốt cho trẻ. Vì vậy hãy cho con đi thăm khám, đừng tự ý rồi “vô tình” lại hại con.

Lời khuyên khi điều trị táo bón ở trẻ em

điều trị táo bón ở trẻ em

Trẻ bị táo bón ba mẹ nên phát hiện sớm và cho con đi thăm khám, điều trị sớm sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. (ảnh minh họa)

Các bác sĩ còn cho biết những trường hợp trẻ mới bị táo bón, chỉ cần mẹ chỉnh lại phản xạ cho con, kết hợp với chế độ ăn là đã có kết quả tốt. Nhưng với những ca nặng, việc chữa trị không phải chỉ 5-7 ngày là xong, có ca kéo dài từ 2-3 tháng, thậm chí có những trẻ từ 6 tháng đến 1 năm mới hết táo bón, vì vậy việc chữa trị cũng khá khó khăn. Trên thực tế, có những phụ huynh thấy con đi vệ sinh được sau một đôi tuần tưởng đã “thoát nạn”, nhưng sau đó lại tái phát. Vậy nên hãy kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ mẹ nhé.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.

Nếu bậc phụ huynh có thắc mắc cần được tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé tại Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital