Sỏi tiết niệu là căn bệnh thường gặp và phổ biến nhất hiện nay, thường xuyên tái phát nhiều lần khi không được chữa trị dứt điểm. Sỏi tiết niệu khi không được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Vì thế để điều trị sỏi niệu quản như thế nào hiệu quả là băn khoăn của nhiều người.
Menu xem nhanh:
Sỏi tiết niệu là gì?
Sỏi tiết niệu bao gồm các loại sỏi có liên quan trực tiếp đến đường tiết niệu như: sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang. Tùy theo tình trạng bệnh, điều kiện thể chất của mỗi người mà cơ chế hình thành sỏi cũng khác nhau với nhiều kích thước.
Sỏi tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ gây biến chứng như nhiễm trùng, suy thận cấp hoặc mạn tính.
Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già.
Những người sinh sống ở những nơi khí hậu nóng và khô cằn tỷ lệ mắc sỏi cao hơn.
Người bị sỏi tiết niệu khi nào cần điều trị?
Bệnh nhân cần được vào viện ngay khi được chẩn đoán có 1 trong các tình trạng dưới đây:
Ứ mủ bể thận do sỏi bể thận hoặc niệu quản.
Vô niệu – suy thận do tắc nghẽn niệu quản 2 bên hoặc 1 bên ở thận duy nhất còn chức năng.
Bệnh nhân không có khả năng uống thuốc do bị nôn dai dẳng, suy kiệt, hoặc cao tuổi hay những bệnh nhân đau dữ dội nhưng không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
Đái máu đại thể liên tục
Suy thận mạn giai đoạn cuối do sỏi
Vậy điều trị sỏi tiết niệu như thế nào?
Để điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả, kịp thời và nhanh chóng, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại.
Tùy vào nguyên nhân, vị trí và kích thước của sỏi tiết niệu mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Kích thước của sỏi
- Là đường kính lớn nhất đo được của sỏi, khi sỏi < 5 mm thì cố gắng tác động để sỏi có thể rơi xuống bàng quang một cách tự nhiên. Trong những trường hợp này thì sỏi thường xuống trong vòng 2 tuần và khoảng 80% số bệnh nhân không cần can thiệp gì ngoài thuốc giảm đau và giãn cơ trơn niệu quản.
- Những bệnh nhân có sỏi cản quang mà chọn phương pháp điều trị bảo tồn này thì nên kiểm tra định kỳ chụp bụng không chuẩn bị 1-2 tuần/lần và nên uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu bài tiết.
Vị trí của sỏi
- Sỏi thận với kích thước < 2cm thường được điều trị bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tuy nhiên nếu sỏi nằm ở phía đài dưới của thận thì cho kết quả kém hơn. Trong trường hợp sỏi nằm ở vị trí này thì giới hạn chỉ định tán sỏi khi < 1cm.
- Sỏi niệu quản có kích thước dưới 1cm tán sỏi ngoài cơ thể cũng được áp dụng cho một số trường hợp. Tuy nhiên tác động có hại cho buồng trứng là một trong những trở ngại để chỉ định phương pháp này ở nữ giới trong tuổi sinh đẻ mà có sỏi nằm ở 1/3 giữa hoặc 1/3 dưới.
– Phương pháp mổ lấy sỏi qua da vẫn là một cách điều trị tương đối an toàn và hiệu quả nên được chỉ định cho các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn và sỏi nằm ở niệu quản không có khả năng tán hoặc lấy sỏi qua nội soi.
– Ngày nay với phát triển của nội soi niệu quản thì ngoài phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể cũng cũng có thể lấy sỏi qua nội soi. Chỉ định lấy sỏi qua nội soi phải dựa vào từng trường hợp cụ thể, thể trạng bệnh nhân, chức năng thận khi phát hiện sỏi cũng như kinh nghiệm của bác sĩ và các trang thiết bị y tế.