U nang tuyến vú là bệnh lành tính nhưng lại có thể gây phiền toái cho người bệnh. Vì thế điều trị nang tuyến vú thế nào được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Menu xem nhanh:
Phương pháp điều trị nang tuyến vú
U nang vú là sự xuất hiện bất thường của một hay nhiều túi chứa dịch trong vú. Các khối nang vú thường có hình tròn hoặc bầu dục với các cạnh khác nhau. Bệnh thường phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-40, hiếm khi xảy ra cho phụ nữ đã mãn kinh.
Khi nào nên điều trị u nang tuyến vú?
Đối với người mắc u nang vú có thể xuất hiện một số các triệu chứng như sau:
- Sờ và cảm nhận được trong bầu ngực xuất hiện 1 hay nhiều khối u, khối u mịn, dễ dàng di chuyển, tròn hoặc hình bầu dục với các cạnh khác biệt.
- Đau tức ngực đặc biệt là ở khu vực có khối u vú.
- Tăng kích thước vú
- Đau vú ngay trước khi thời gian hành kinh.
- Giảm kích thước vú
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh. Do tính chất của khối u nang vú là thường không gây hại nên không chữa trị, một số lại tự mất đi. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bên trong nang vú có khối u ác tính, gây ra biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe thì người bệnh cần được điều trị kịp thời.
Điều trị nang tuyến vú thế nào?
Khi đã được chuẩn đoán và đưa ra kết luận là u nang vú tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
- Sinh thiết và thoát dịch: Phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác u lành tính hay ác tính. Sau đó loại bỏ hoàn toàn dịch trong nang, giúp nang xẹp xuống.
- Sử dụng hormone: Sử dụng hormon thực chất là việc sử dụng thuốc tránh thai để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp làm giảm sự tái phát của u nang vú. Việc ngừng liệu pháp hormone thay thế trong những năm sau mãn kinh cũng có thể làm giảm sự hình thành các u nang.
- Phẫu thuật: Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp đặc biệt như nang vú tái lại khó chịu trong thời gian dài, hoặc u nang ác tính nghi ngờ ung thư vú.
Sau quá trình điều trị ung thư vú, người bệnh cần chú ý khắc phục tình trạng bệnh bằng cách:
- Mặc áo ngực hỗ trợ
- Tránh chất caffeine và các chất kích thích
- Giảm muối trong chế độ ăn uống sẽ khiến cơ thể tiêu thụ natri ít hơn làm giảm lượng nước thừa giữ lại cơ thể
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý bao gồm vận động điều độ, tránh làm việc quá sức. Nếu buộc phải vận động lâu người bệnh cần vận động nhẹ nhàng sau mỗi tiếng để cơ thể lưu thông máu, hạn chế ứ đọng huyết, tích tụ máu đông gây hình thành khối u.