Cách trị hóc xương cá lâu ngày với mỗi đối tượng có thể cần sử dụng những phương pháp khác nhau. Dù là phương pháp gì, các bác sĩ cũng khuyến cáo, việc xương cá gây hóc để lâu sẽ gây những vấn đề ảnh hưởng nhất định đối với người bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Hóc xương cá lâu ngày có thể gây nhiều hệ lụy
1.1. Nguyên nhân hóc xương cá lâu ngày
Hóc xương cá là một trong những tai nạn hóc dị vật phổ biến trong đời sống, xảy ra trong quá trình ăn uống hằng ngày. Trong đó, trẻ em và người già là những đối tượng được xem là có tỷ lệ dễ bị mắc hóc xương cá lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu như ai cũng có thể rơi vào tình huống tai nạn này.
Với tình trạng hóc xương cá nói riêng và hóc dị vật nói chung, các bác sĩ TCI đều khuyến khích bệnh nhân nên sớm xử lý để đảm bảo vấn đề ăn uống cũng như phòng ngừa những nguy hiểm mà hóc có thể gây nên. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng sẵn sàng đến các cơ sở y tế để được gắp xương cá hoặc kiểm tra xem tình trạng xương cá mắc hóc còn sót lại ở cổ họng không. Phương pháp sai lầm chủ yếu mà nhiều người hay mắc phải là cố nuốt xương cá xuống. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hóc xương cá bị để lâu ngày và gây những vấn đề cho người bệnh
1.2. Những hệ lụy từ tình huống xương cá mắc hóc lâu ngày
Thông thường, khi bị hóc, chúng ta thường có cảm giác đau, nuốt vướng, dễ bị nghẹn. Nhiều người thường cố nuốt để xương cá trôi theo hệ tiêu hóa. Và về sau, cảm giác đau giảm đi khiến người ta không nghĩ là xương cá vẫn đang treo hóc, hoặc tin là xương cá theo thời gian sẽ được tiêu hóa. Đặc biệt, với trẻ nhỏ là những đối tượng chưa nhận thức được mình bị hóc xương cá, cũng chưa thể mô tả biểu hiện đầy đủ cho người lớn biết có mảnh xương cá mắc kẹt trong cổ họng thì tình huống xương cá mắc hóc lâu ngày rất dễ xảy ra.
Khi xương cá lâu ngày trong cổ, bệnh nhân có thể gặp những vấn đề như:
– Đau nhức kéo dài làm bệnh nhân ăn kém, năng lượng không đủ, dễ suy nhược cơ thể.
– Tình trạng ho không rõ nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi.
– Viêm nhiễm khu vực hầu họng tại các khu vực xương cá gây tổn thương, thậm chí là hoại tử niêm mạc và lây nhiễm lân cận.
– Nguy cơ xương cá chọc thủng thực quản do việc ăn uống hằng ngày và ho nhiều tác động.
– Nguy cơ xương cá rơi vào khu vực đường thở, có thể dẫn đến bít tắc đường thở, gây áp xe, viêm nhiễm các cơ quan như thanh quản, phế quản,…
– Xương cá có thể đâm vào động mạch, hoặc gây nhiễm trùng máu sau lâu ngày trong cổ họng và hệ hô hấp của bệnh nhân.
Các bác sĩ cho biết, tùy vào kích thước xương và vị trí gây hóc mà việc hóc xương cá lâu ngày có thể để lại những biến chứng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, xương cá gây hóc không ảnh hưởng đến người bệnh mà tự rơi xuống thực quản, dạ dày và tiêu hóa. Trong khi đó, những trường hợp bị xương cá gây hóc và cảm giác đau họng không dứt hoặc ho nhiều không rõ nguyên nhân, thì cần nhờ các bác sĩ tai mũi họng kiểm tra để phát hiện, xác định tình trạng hóc xương cá hay không và có cách điều trị phù hợp. Tránh để tình trạng xương cá lâu ngày trong cổ họng hoặc khu vực đường thở nhiều nguy hiểm tiềm tàng.
2. Cách điều trị tình trạng hóc xương cá lâu ngày
Trước tiên, cần chú ý rằng, không nên để xương cá hóc lâu ngày mà không có phương hướng đến các cơ sở y tế để giải quyết. Trong các trường hợp phát hiện xương cá lâu ngày, cần:
– Ngưng việc ăn các thức ăn dạng cứng vì những thức ăn này có thể khiến bệnh nhân càng bị đau khu vực cổ họng hơn cũng như làm tình huống hóc khó chịu hơn.
– Đến nhanh các cơ sở y tế để được thăm khám và lấy xương cá ra theo cách phù hợp và an toàn.
Một số trường hợp thực tế để hóc xương cá lâu ngày gây biến chứng tắc nghẽn đường thở nhưng không đi khám, để dẫn đến tình huống nguy kịch. Khi đó, người bên cạnh cần nhanh chóng liên hệ cấp cứu và sơ cứu cho người bệnh bằng phương pháp sơ cứu hóc dị vật Heimlich hoặc vỗ lưng – ấn ngực tùy theo độ tuổi và thể trạng của bệnh nhân.
Khi khám và điều trị cho các trường hợp này, các bác sĩ có thể gắp xương cá bằng cách soi họng hoặc nội soi nếu xương cá đâm sâu vào cổ họng người bệnh. Với tình huống xương cá gây hoại tử niêm mạc, áp xe các khu vực xung quanh hoặc gây viêm nhiễm tại các vị trí khó, việc phẫu thuật có thể cân nhắc nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
3. Một số sai lầm dễ xảy ra trong điều trị hóc xương cá
Hóc xương cá là tai nạn rất dễ xảy ra với mọi đối tượng. Với tính phổ biến ấy, việc chữa hóc cũng được lưu truyền nhiều lời đồn đại về mẹo đẩy dị vật. Tuy nhiên, với những cách làm không có cơ sở khoa học, các bác sĩ khuyên bệnh nhân không thực hiện theo, bởi những điều này có thể gây ra những tình huống nguy hiểm, hoặc làm lãng phí thời gian điều trị của bệnh nhân. Cần tránh những sai lầm khi chữa hóc xương như:
– Cố ăn thật nhiều nhằm đẩy xương cá xuống. Điều này có thể khiến cổ họng, thực quản hoặc các cơ quan xương cá đi qua bị tổn thương, viêm nhiễm.
– Uống giấm, dầu oliu hay các loại nước với suy nghĩ để xương cá tan ra. Đây là cách vô ích và có thể làm tổn thương niêm mạc khi lạm dụng sử dụng.
– Dùng tay móc xương cá gây hóc và khiến xương cá đâm sâu vào hầu họng hoặc làm tổn thương niêm mạc.
– Không thăm khác bác sĩ khi bị hóc trên 24h không khỏi.
Cách trị hóc xương cá lâu ngày với bệnh nhân đôi khi không đơn giản. Vì thế, cần sớm đến các cơ sở y khoa tai mũi họng để được khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng hóc xương cá quá lâu gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần tăng cường phòng ngừa tai nạn này bằng việc cẩn trọng trong chế biến, ăn uống để bảo vệ cho chính bản thân cũng như những người xung quanh.