Mẹ sau sinh mổ phải chú ý đến chế độ ăn rất nhiều vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ. Thịt vịt có tính hàn nên có ý kiến cho rằng mẹ sinh mổ không nên ăn thịt vịt. Vậy đẻ mổ ăn thịt vịt được không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc cho chị em.
Menu xem nhanh:
1. Đẻ mổ ăn thịt vịt được không?
Sau sinh, mẹ càng cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để bù lại những tiêu hao nặng lượng đã mất, trong đó không thể bỏ qua các loại thịt.
Tuy nhiên, thịt vịt có tính hàn nên nhiều người cho rằng mẹ không nên ăn. Thực tế, theo Đông y, thịt vịt nếu được chế biến đúng cách sẽ rất tốt cho sản phụ thiếu sữa. Bà đẻ ăn thịt vịt giúp sữa về nhanh, tăng cường sức khỏe. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể ăn thịt vịt sau sinh nhưng phải biết chế biến đúng cách
2. Các món ăn với thịt vịt cho bà đẻ
2.1. Thịt vịt trộn rau lang
- Nguyên liệu:
– Thịt vịt (ức) 400g.
– Rau lang non 400g.
– Gia vị gồm: Tỏi bằm, tỏi phi, ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.
- Cách làm:
Bước 1: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm.
Bước 2: Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường.
Bước 3: Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng.
Bước 4: Rau lang nhặt sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.
Bước 5: Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.
2.2. Cháo vịt đậu xanh
- Nguyên liệu:
– Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm).
– Đậu xanh nguyên hạt 200g.
– Gạo thơm 200g.
– Gừng tươi 3 củ.
– Hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò.
– Gia vị gồm: Hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon.
– Rau ăn kèm gồm: Rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.
– Nguyên liệu pha nước mắm gồm: Tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.
- Cách làm:
Bước 1: Luộc chín vịt, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn.
Bước 2: Nấu nước vừa luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ.
Bước 3: Múc cháo ra, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên.
Bước 4: Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.
2.3. Vịt om sấu
- Nguyên liệu:
– Vịt già 1 con (1,5kg).
– Sấu xanh 5 quả.
– Nấm hương khô 50g.
– 1 nước dừa xiêm 1 lít, sa tế 1 thìa súp, tiêu hạt1 thìa cà phê, hạt nêm 2 thìa cà phê, muối 1 thìa cà phê, đường 1 thìa cà phê, rau mùi, hành lá.
- Cách làm:
Bước 1: Vịt già mua nguyên con đã làm sạch, chà xát nhiều lần qua muối cho bớt mùi hôi (để khử mùi hôi của vịt, ngoài việc dùng muối, có thể chà thêm gừng băm nhuyễn), chặt miếng vừa ăn.
Bước 2: Ướp thịt với sa tế, hạt tiêu, hạt nêm, đường, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
Bước 3: Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân, ngâm với nước ấm, vớt ra, rửa lại với nước lạnh.
Bước 4: Bắc nồi, cho nước dừa vào, thả thịt vào nấu. Khi thịt sôi, cho sấu xanh vào, đun sôi lại, sau đó vặn nhỏ lửa, nấu đến khi vịt mềm. Cuối cùng, cho nấm hương vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa là được. Lấy sấu ra, giầm lấy bột, cho trở lại vào nồi vịt, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, nhấc xuống.
Bước 5: Múc ra tô, cho rau mùi, hành lá lên mặt.
3. Lưu ý khi ăn thịt vịt sau sinh mổ
Khi sử dụng thịt vịt, nếu như mẹ sau sinh hệ tiêu hóa còn kém thì nên lột bỏ hết phần da và phẫn mỡ của thịt vịt. Như vậy sẽ giảm bớt thành phần dầu mỡ không tốt cho mẹ khó tiêu.
Bà đẻ có ăn được thịt vịt quay không? Thực tế các món quay đều không có lợi cho sức khỏe, nhất là thịt vịt quay được mua chế biến sẵn. Vì thế, mẹ nên hạn chế những món như vậy.
Đẻ mổ ăn thịt vịt được không? Như vậy, mẹ vẫn có thể ăn thịt vịt sau sinh nhưng phải chú ý những điều trên và phải chú ý các thành phần dinh dưỡng khác trong món ăn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Tin liên quan
- Đẻ mổ ăn thịt gà được không
- Sinh mổ có được ăn dưa hấu không
- Sinh mổ có được uống nước ngọt
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc