Đau xương mu ở bà bầu được cho là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp trong thời kì mang thai. Hiện tượng này khiến mẹ bầu đau nhức, mệt mỏi, khó khăn trong di chuyển, vận động.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân đau xương mu ở bà bầu
Theo cấu tạo, khớp xương mu là bộ phận kết nối với hai bên xương chậu. Khớp này có thể co giãn do được hỗ trợ bởi dây chằng. Khi mang thai, xương chậu giãn ra để sẵn sàng cho quá trình mang thai và sinh nở khiến những dây chằng tại vùng này bị kéo căng, gây ra hiện tượng đau xương mu.
Ngoài ra, khi mang thai, vùng xương mu phải nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể, bao gồm cả kích thước và sức nặng của bụng, vì vậy dễ gây nên hiện tượng đau nhức. Khi mẹ bầu vận động và di chuyển, vùng xương mu sẽ phải chịu nhiều áp lực khiến tình trạng đau xương mu trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi kích thước thai nhi ngày càng lớn, trọng lượng mẹ bầu tăng lên khiến cột sống của mẹ bầu phải chịu sức ép khá lớn. Lúc này, các khớp xương tại vùng này bị thoái hóa khá nặng nề khiến cho lớp nhầy ở đây bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến thoái hóa khớp hoặc thoát vị đĩa đệm. Điều này cũng khiến cho vùng xương mu của mẹ bầu gặp phải những tổn thương nhất định.
2. Triệu chứng đau xương mu ở bà bầu
– Cảm thấy đau nhức phần trước của xương chậu.
– Vùng xương hông, lưng và đáy xương chậu có cảm giác nóng ran và đau nhức.
– Cảm thấy đau nhức mỗi lần nhấc chân, leo cầu thang, vận động hoặc thậm chí chỉ là bước đi.
– Hiện tượng đau nhức gặp vào tối muộn, khi trở mình hoặc bước chân lên/ xuống giường.
– Khi cử động, vùng xương mu phát ra những tiếng kêu lách cách.
– Khi ngồi hoặc nằm quá lâu, lúc đứng lên, đi lại hoặc thay đổi tư thế.
3. Đau xương mu ở bà bầu có nguy hiểm không và cách xử trí
Hầu hết các trường hợp đau xương mu đều không gây bất kì nguy hiểm hay ảnh hưởng nào tới mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và ngày một trầm trọng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động, trong sinh hoạt.
Vì vậy, chị em có thể thực hiện những biện pháp dưới đây để khắc phục những cơn đau xương mu ở bà bầu:
– Nếu mang thai quá lớn hoặc nặng, mẹ bầu nên sử dụng đai hỗ trợ cho bụng bầu để làm giảm sức ép xuống vùng xương mu.
– Trong khi mang thai, mẹ bầu cần lựa chọn và sử dụng những đôi giầy, dép có đế thấp, đế bằng, cảm thấy thoải mái khi mang.- Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng sang bên trái và giữ chân hơi cong. Có thể dùng 1 chiếc gối mềm để kê xuống dưới hông khi nằm.
– Không nên nằm, ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu.
– Thực hiện tập các động tác thể dục, vận động nhẹ nhàng, vừa sức.
– Bổ sung canxi trong quá trình mang thai.
– Không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin xoay quanh hiện tượng đau xương mu ở bà bầu mà chị em nào cũng nên biết. Nếu hiện tượng đau xương mu ở bà bầu ngày càng trở nên trầm trọng, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra để có hướng xử trí phù hợp