Đau dạ dày không phải là bệnh hiệm gặp. Thống kê cho thấy có tới 90% dân số Việt Nam bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày mà bạn nên biết để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh.
Menu xem nhanh:
Những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày
Đau bụng vùng thượng vị
Khi bị đau dạ dày, người bệnh sẽ thấy vùng bụng phía trên rốn, dưới xương ức (hay còn gọi là đau thượng vị) bị nóng rát. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài và xuất hiện thường xuyên. Mức độ đau có thể tăng lên sau khi ăn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Buồn nôn và nôn
Triệu chứng này thường gặp ở đa số người bệnh đau dạ dày. Hiện tượng nôn làm thức ăn trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến rách thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Chán ăn, suy nhược cơ thể
Kém ăn, ăn không ngon do chức năng hệ tiêu hóa không ổn định, kèm theo dấu hiệu miệng đắng, mất cảm giác mùi vị… cũng là những triệu chứng thường gặp ở người đau dạ dày. Triệu chứng này cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác trong cơ thể nên người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác sức khỏe.
Cảm giác đầy bụng
Đầy bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Nhiều người do thiếu kiến thức về bệnh nên chủ quan khi có cảm giác đầy bụng. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đau dạ dày đã xuất hiện và nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày. Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ quan sát toàn bộ cơ thể, kiểm tra vùng bụng, sờ nắn vùng bị đau nhằm xác định mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử bệnh lý bản thân, yếu tố gia đình nhằm chẩn đoán sơ qua về tình trạng sức khỏe.
- Nội soi dạ dày: Để chẩn đoán bệnh ở dạ dày, người bệnh cần tiến hành nội soi dạ dày. Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương trong dạ dày như viêm loét dạ dày, polyp hoặc ung thư dạ dày.
Khi được chẩn đoán bị đau dạ dày, tùy vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian chữa trị của bác sĩ để cải thiện sớm bệnh.