Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ bạn cần biết

Tham vấn bác sĩ

Có khoảng một phần tám số phụ nữ thường mắc bệnh lý tuyến giáp. Cùng tìm hiểu ngay những dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở phụ nữ để biết thêm thông tin về bệnh này, từ đó có kế hoạch chủ động phòng ngừa cũng như điều trị bệnh.

Menu xem nhanh:

1. Các bệnh tuyến giáp phổ biến ở nữ giới

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm phía trước, phía dưới cổ. Tuyến giáp có chức năng tổng hợp các hormone tuyến giáp. Hormone giáp có vai trò rất lớn trong sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là sự phát triển não bộ của trẻ em ngay từ trong bụng mẹ và năm đầu sau đẻ. Vì thế tuyến giáp được coi là tuyến có tính chất sống còn đối với con người.

Do đặc điểm cấu tạo cũng như sự phát triển tâm sinh lý của người phụ nữ nên phụ nữ thường hay mắc các bệnh về tuyến giáp hơn nam giới.

Các bệnh tuyến giáp phổ biến ở phụ nữ như:

1.1 Bướu cổ đơn thuần

Là bệnh phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua do phát triển âm thầm, không gây triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi bướu tăng sinh kích thước, người bệnh mới nhận thấy các dấu hiệu như vùng cổ sưng to, có khối u nổi lên, nuốt nghẹn, khó thở, ho, khàn tiếng…Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu iod

Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cao hơn nam giới.

Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cao hơn nam giới.

1.2 Suy giáp

Xảy ra khi thiếu hụt hormone tuyến giáp thứ phát hay tiên phát, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể gây mệt mỏi, suy giảm trí nhất, khàn tiếng, khô da, táo bón… Bệnh nặng có thể khiến người bệnh bị chán ăn, rụng tóc, nhịp tim chậm, tràn dịch đa màng, huyết áp thấp, thậm chí là hôn mê.

1.3 Cường giáp

Là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone làm đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp như xuất hiện bướu cổ, sụt cân, mắt lồi, tim đập nhanh… Ngoài ra có thể bị run tay, tăng tiết mồ hôi, tiêu chảy….vv

1.4 Ung thư tuyến giáp

Xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư có tiên lượng tốt, tuy nhiên khi phát triển mạnh vẫn có thể gây các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như vùng cổ sưng đau, khó thở, khó nuốt, tay chun run không tự chủ, mất ngủ….

2. Vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp?

Các lý do khiến nữ giới dễ mắc bệnh tuyến giáp bao gồm:

Thiếu iod, đặc biệt giai đoạn dậy thì 8-10 tuổi và khi mang thai

Tâm lý thường không ổn định, nhạy cảm với tác động cuộc sống nên dễ bị sang trấn tinh thần, mất ngủ.

Thay đổi sinh lý giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Thừa iod.

Có tiền sử gia đình mắc bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.

Từng phẫu thuật, xạ trị, dùng thuốc có ảnh hưởng đến tổng hợp hormone.

Viêm đau khớp là dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ.

Viêm đau khớp là dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ.

3. Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ

3.1 Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ – bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp gia tăng kích thước bất thường.hoặc xuất hiện một hoặc nhiều nhân trong tuyến giáp. Bệnh có liên quan trực tiếp đến sự thiếu hụt i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày.

3.2. Đau cơ khớp

Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp thường gặp phải tình trạng đau cơ khớp. Đối với người bệnh suy giáp, thường bị tê ngứa cánh tay. Trong khi người bệnh mắc cường giáp có thể bị cứng khớp, liệt 2 chi dưới khó phối hợp các chi linh hoạt.

3.3. Tóc rụng và da khô

Sự rối loạn hormone gây ra bởi các bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nang tóc và làm da đặc biệt mẫn cảm. Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp thường có tóc khô, xơ và dễ rụng. Da cũng trở nên khô và bong tróc.

3.4. Rối loạn kinh nguyệt, khó thụ tinh – dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ cần chú ý

Khi tuyến giáp có bệnh lý, nồng độ hormone tuyến giáp cũng có sự rối loạn, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Suy giáp có thể khiến kỳ kinh đến sớm với tần suất cao. Trong khi người bị cường giáp có kỳ kinh ngắn, ít xuất hiện… Điều này cũng kéo theo sự rối loạn tại các nang trứng làm quá trình thụ tinh và sinh con gặp nhiều khó khăn.

3.5. Giảm ham muốn

Không chỉ ảnh hưởng tới kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng, bệnh tuyến giáp còn gây mất cân bằng nội tiết tố nữ estrogen, khiến người bệnh không có ham muốn quan hệ tình dục. Về lâu dài có thể dẫn đến lãnh cảm, vô sinh.

3.6. Nồng độ cholesterol trong máu thay đổi

Ngay cả khi người bệnh đang sử dụng thuốc kiểm soát cholesterol, khi mắc bệnh tuyến giáp, nồng độ cholesterol trong máu vẫn có thể cao.

3.7. Xuất hiện triệu chứng tiêu hoá

Người bệnh bị bệnh tuyến giáp có thể gặp các vấn đề đường ruột như táo bón (đối với bệnh suy giáp) hoặc đau bụng, tiêu chảy (khi bị bệnh cường giáp).

3.8. Huyết áp thất thường

Sự rối loạn hormone do bệnh lý tuyến giáp còn có thể gây ra các vấn đề tim mạch do ảnh hưởng đến nhịp tim và sức bơm máu. Người bệnh cường giáp có huyết áp chậm trong khi suy giáp làm huyết áp tăng cao và nhanh.

3.9. Căng thẳng, mệt mỏi, lo âu

Khi có các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là suy giáp, cơ thể sẽ không có đủ hormone thúc đẩy cơ bắp hoạt động gây tình trạng mệt mỏi. Cường giáp cũng có thể khiến người bệnh khó vào giấc, ngủ nông, mất ngủ.

Việc bài tiết quá ít hormone tuyến giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng serotonin (hormone khiến tâm trạng thoải mái, vui vẻ). Do đó, khi bị bệnh tuyến giáp, lượng serotonin trong não giảm đi khiến người bệnh cảm thấy chán nản, dễ lo âu, trầm cảm.

3.10. Cân nặng thay đổi bất thường

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tuyến giáp, đặc biệt đối với suy giáp và cường giáp. Người bệnh mắc suy giáp thường tăng cân bất thường dù chế độ ăn uống không thay đổi. Ngược lại, mắc cường giáp khiến người bệnh dù ăn nhiều vẫn bị sụt cân.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ - Trầm cảm

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ – Trầm cảm

5. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ như thế nào?

Bác sĩ Nội tiết khuyến cáo về dự phòng bệnh tuyến giáp:

5.1. Quần thể người dân:

-Ăn muối iod thường xuyên, 6g muối/người/ngày. Không nên ăn mặn tránh tăng huyết áp. Sử dụng muối iod như muối thường

-Nên khám kiểm tra siêu âm tuyến giáp 1 năm/1 lần.

5.2. Người bệnh tuyến giáp

-Tuân thủ khám và điều trị theo hướng dẫn của YBS nhằm dự phòng biến chứng của bệnh giáp như: Dự phòng K giáp ở người bệnh bị bướu nhân, viêm giáp mạn tính, cường giáp.

– Dinh dưỡng và sinh hoạt cộng đồng bình thường như người không bệnh tuyến giáp. Tránh tình trạng lo âu, sợ sệt, kiêng khem.

Hy vọng với các thông tin được cung cấp trong bài, bạn đã phần nào hiểu được các dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ để có kế hoạch phòng tránh, thăm khám và can thiệp kịp thời. Người bệnh cần chú ý đến các thay đổi của cơ thể từ nhỏ nhất để không bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital