Đau bụng dưới bên trái ở nữ là một trong những bệnh phụ khoa rất nhiều chị em mắc phải. Để biết chứng bệnh này nguy hiểm như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Menu xem nhanh:
1. Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không?
Vùng bụng dưới bên trái là vị trí được xác định từ rốn đến xương chậu, vùng bụng dưới bên trái này bao gồm cơ bắp, mỡ, các mô liên kết, phần cuối của đại tràng, trực tràng, buồng trứng. Đau bụng dưới bên trái ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của chị em và hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đã mắc phải một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Hiện tượng này xảy ra ở bất kỳ phụ nữ nào, không chỉ có biểu hiện đau bụng dưới mà còn kèm theo các dấu hiệu bất thường như tính khí bị thay đổi, nổi mụn, nhức đầu, chuột rút… Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nội tiết tố bị thay đổi và bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi chị em bị căng thẳng, ít vận động và cơ thể bị thiếu chất.
Tham khảo bài đọc sau: Kinh nguyệt không đều ở tuổi 18
Co bóp tử cung: Đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu co bóp tử cung, mỗi tháng lớp nội mạc tử cung sẽ hình thành trong tử cung để tạo nơi trú ẩn cho phôi thai hình thành, khi trứng được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bị chết và rời khỏi cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt và hiện tượng này sẽ xảy ra và gây nên chứng đau bụng dưới.
Viêm vòi trứng: Nếu chị em cảm thấy khó chịu và bị đau dữ dội ở vùng bụng dưới kèm theo đó là những triệu chứng đau lưng, mệt mỏi, sốt nhẹ, kinh nguyệt không đều… thì đây là dấu hiệu của bệnh viêm vòi trứng
Mang thai ngoài tử cung: Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu chị em có hiện tượng bị đau bụng dưới thì hãy cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của việc chửa ngoài tử cung, tức là phôi thai sẽ nằm bên ngoài tử cung dẫn đến các cơn đau quặn thắt ở bụng bụng dưới
Viêm vùng tiểu khung: Phụ nữ đau hoặc viêm vùng chậu mãn tình sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới kéo dài, nhất là vào những ngày kinh nguyệt.
U nang buồng trứng: Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị u nang buồng trứng, bệnh lý này gây nên nhiều nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe sinh sản sau này của chị em, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Viêm vùng chậu: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh viêm vùng chậu là vô sinh, bệnh có thể gây tổn thương tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Những dấu hiệu của bệnh như sốt cao, đau bụng, dịch tiết âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục.
U xơ tử cung: Loại u này phát triển trong thành tử cung, mặc dù không phải là ung thư nhưng bệnh lý này cũng khá nguy hiểm và thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
2. Làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái?
Để xoa dịu những cơn đau bụng dưới bên trái, chị em có thể áp dụng những cách sau:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là khi những cơn đau ập đến để tránh bị chuột rút
- Thay đổi tư tế nằm, nếu đau bên trái chị em có thể nằm nghiêng sang bên phải và gác chân cao hơn đầu
- Tắm bằng nước ấm, chườm túi nước ấm quanh vùng bụng bị đau
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, thư giãn, bởi nếu căng thẳng, lo lắng sẽ càng khiến cho cơn đau trở nên trầm trọng hơn
- Vận động nhẹ nhàng, tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ chậm…
- Massage lưng để xoa dịu các cơn đau.
Thăm khám bác sĩ nếu các cơn đau kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hãy chọn cho mình những địa chỉ thật sự uy tín và chất lượng để tiến hành thăm khám và điều trị bệnh. Quy tụ đội ngũ bác sĩ sản khoa đầu ngành trong nước và Quốc tế, trang thiết bị tiên tiến, cơ sở vật chất hiện đại, không gian thoáng đãng,.. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc hiện được rất nhiều chị em tin tưởng lựa chọn. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hay muốn đặt lịch thăm khám, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc