Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân đau bả vai
Đau bả vai có thể do một số nguyên nhân sau:
– Do các bệnh lý về xương khớp gây ra: loãng xương, tổn thương hay thoái hóa đốt sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhiều ở độ tuổi ngoài 40), thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,…
– Sai tư thế trong sinh hoạt: Trong sinh hoạt hàng ngày, việc bạn duy trì các tư thế như ngủ gối đầu cao hoặc kê đầu lên một vật cứng quá lâu, ngủ gục trên bàn… là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trong một tư thế nhiều giờ liên tiếp, hay ngủ trưa trong những tư thế không thoải mái khiến cho khớp vai, cổ bị căng cứng, máu lưu thông kém dẫn đến hiện tượng đau mỏi.
– Do các chấn thương: Những va đập phần vai vào chỗ cứng gây ra những chấn thương hoặc do bê vác vật nặng trên vai quá lâu gây ra những cơn đau ở bả vai.
– Người cao tuổi khi hệ mạch máu đã kém đi sự đàn hồi và dẻo dai cũng có khả năng bị đau bả vai.
– Đau ở bả vai còn là triệu chứng của ép rễ và ép tủy cổ gây tê liệt các đường dẫn truyền vận động và cảm giác, vì vậy mà gây nên các cơn đau mỏi vùng bả vai.
2. Triệu chứng của đau bả vai
Tùy theo mức độ của bệnh mà người bệnh có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này, cụ thể:
Người bệnh có biểu hiện đau một bên bả vai, đau nhức bên trong, sau đó cơn đau có thể lan rộng toàn bộ bả vai, từ bả vai đến tai, vùng thái dương hoặc lan xuống cánh tay, bàn tay ở cả hai bên hoặc chỉ ở một bên.
Có trường hợp người bị đau ở bả vai lan ra cả hai bên và còn kèm theo các triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, ù tai, giảm trí nhớ,… Thậm chí có thể gây ra rối loạn chức năng, gây liệt một số dây thần kinh như dây thần kinh VIII, XI, X, XI,…
3. Cách điều trị đau bả vai
– Khi có dấu hiệu đau, mỏi bả vai người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh vặn vẹo, kéo mạnh, gây tổn thương đến dây thần kinh ở bả vai.
– Trường hợp chỉ là biểu hiện đau, mỏi bả vai nhẹ, không phải nguyên nhân do chèn ép, có tổn thương thì người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng. Ngoài ra, người bệnh có thể xoa, ấn, mát xa hay gõ nhè nhẹ lên vùng bả vai, cánh tay để giảm các cơn đau.
– Tránh ngồi quá lâu 1 tư thế, phải vận động thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, để thư giãn gân cốt, lưu thông máu.
– Cần bổ sung thêm các khoáng chất cho cơ thể như kali, canxi, vitamin,… để tăng cường máu lưu thông nuôi các cơ bắp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.