Sau sinh mổ, chị em cần lưu ý tới việc kế hoạch hóa, đảm bảo không có thai lại quá sớm làm ảnh hưởng đến vết mổ, sức khỏe của mình. Nhiều chị em chọn cách kế hoạch bằng đặt vòng. Vậy đặt vòng sau sinh mổ thế nào cho hợp lý? Hãy tìm hiểu thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Đặt vòng sau sinh mổ được nhiều chị em lựa chọn
Sau sinh mổ, cơ thể phái nữ yếu, nếu có bầu sau khi sinh mổ không lâu, cơ thể chưa thực sự bình phục sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Một cách tránh thai khá phổ biến được nhiều mẹ lựa chọn là đặt vòng tránh thai.
Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa, được đặt vào tử cung ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai, cho hiệu quả ngừa thai lên đến 99%, có thể kéo dài 5 năm. Đây là một biện pháp tránh thai dễ sử dụng và không tốn kém và ít tác dụng phụ.
Thêm vào đó, vòng tránh thai còn có những ưu điểm như làm giảm lượng máu trong kỳ kinh, giảm đau bụng kỳ kinh, giảm nguy cơ gây u xơ tử cung và phát triển u xơ tử cung nhờ tác dụng của progesterone… Không những thế, đặt vòng sau sinh mổ không làm ảnh hưởng đến việc có con lại của các chị em. Chỉ cần tháo vòng, là có thể mang thai trở lại.
2. Đặt vòng sau sinh mổ, thế nào cho đúng?
Tuy có những lợi ích thiết thực, tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng đúng. Nếu không thăm khám kỹ lưỡng trước khi đặt vòng, không đặt vòng tại cơ sơ y tế uy tín thì gây ra nhiều nguy cơ như tụt vòng gây viêm nhiễm, thai ngoài tử cung, vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, nguy cơ có thai vì hiệu quả tránh thai của vòng đã quá hạn…
Chính vì thế, khi đặt vòng chị em cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Thông thường chị em sau sinh mổ cần từ 6 tháng sau khi sinh mới nên đặt vòng. Sở dĩ vậy là do những sản phụ sau sinh mổ có quá trình hậu sản dài hơn, đau hơn, tử cung bị tổn thương hơn vì thế mà khả năng bình phục sức khỏe chậm hơn so với sinh thường.
Sau khi sinh được 6 tháng, nếu thấy mình có kinh trở lạ nên đặt vòng trong thời gian từ 3 – 7 ngày sau khi đã sạch kinh. Trong thời gian chờ đặt vòng, sản phụ nên sử dụng biện pháp tránh thai nào đó để tránh bị mang bầu trở lại.
Để đặt vòng, nên đến thăm khám tại bác sĩ, bác sĩ sẽ khám xem bạn có nằm trong những trường hợp chống chỉ định với vòng tránh thai thì mới tiến hành đặt vòng (có đang mang thai không, có mắc bệnh phụ khoa không,…)
Sau khi đặt vòng tránh thai nếu chị em cảm thấy đau bụng nhiều, đau nhói khi ấn vào bụng dưới, xuất huyết âm đạo kéo dài kèm các dấu hiệu khác như: sốt, tiểu buốt, đau khi quan hệ … thì cần đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Đặt vòng sau sinh mổ để hiệu quả an toàn, hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành.