Cơn tăng huyết áp khẩn cấp nghiêm trọng đến mức độ nào?

Tham vấn bác sĩ
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân

Nguyễn Văn Quýnh

Bác sĩ Nội Khoa

Tăng huyết áp khẩn cấp là một vấn đề thường gặp trong cộng đồng. Đây là nguyên nhân gây tỷ lệ tử vong cao mỗi năm. Người bị cao huyết áp nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể xuất hiện các cơn tăng huyết áp cấp gây biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bệnh lý này ở bài viết dưới đây.

Cơn tăng huyết áp khẩn cấp có nguy hiểm không?

Cần cảnh giác với cơn tăng huyết áp khẩn cấp

1.Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?

Huyết áp cao được chẩn đoán nếu một hoặc cả hai điều sau đây xảy ra khi huyết áp tâm thu trên 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg hoặc cả hai. Huyết áp cao thường có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Tăng huyết áp khẩn cấp là tình trạng người bệnh có huyết áp tăng cao kịch phát (huyết áp tâm thu ≥180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg), nhưng không có bằng chứng tổn thương cơ quan đích. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân không tuân thủ điều trị tăng huyết áp mạn tính hoặc tự ý ngưng thuốc. Hoặc cũng có thể xuất hiện lần đầu ở những bệnh nhân tăng huyết áp chưa từng được chẩn đoán trước đó.

2. Mức độ tăng huyết áp cấp cứu và các biến chứng nghiêm trọng

Trường hợp huyết áp tăng cao từ 180/120 mmHg kèm theo các dấu hiệu của tổn thương cơ quan đích đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến mắt, não, tim hoặc thận thì được phân loại là tăng huyết áp cấp cứu. Người gặp cơn tăng huyết áp cấp cứu cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời rất có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

Cơn đau tim

Đột quỵ

Mù lòa

Suy thận
Cần lưu ý rằng tăng huyết áp cấp cứu có thể xảy ra trong trường hợp ở bệnh nhân tăng huyết áp kiểm soát tốt hoặc huyết áp trước đó chỉ tăng vừa phải. Các tổn thương cơ quan đích sẽ quyết định hướng xử trí tăng huyết áp. Cả hai trường hợp đều có thể đe dọa tính mạng.

Đau ngực là một trong những dấu hiệu tăng huyết áo khẩn cấp

Đau ngực là một trong những dấu hiệu tăng huyết áo khẩn cấp

Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp cấp cứu

Tùy vào vị trí tổn thương hay rối loạn của cơ quan đích mà biểu hiện lâm sàng của tăng huyết áp cấp cứu rất đa dạng, do đó việc thăm khám cần cụ thể, toàn diện để tránh bỏ sót triệu chứng:

  • Thay đổi thị lực, bao gồm mờ mắt
  • Đau ngực
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Tê hoặc yếu ở tay, chân hoặc mặt
  • Hụt hơi
  • Đau đầu
  • Giảm lượng nước tiểu

Tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là “bệnh não do tăng huyết áp” vì ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Triệu chứng điển hình như:

Nhức đầu dữ dội

Mờ mắt

Nhầm lẫn hoặc chậm chạp về suy nghĩ, tâm lý, tinh thần

Hôn mê

Co giật

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp

Cơn tăng huyết áp hầu hết xảy ra ở những người có tiền sử cao huyết áp, thường gặp hơn ở nam giới và những người hút thuốc. Nó đặc biệt phổ biến ở những người có huyết áp trên 140/90 mmHg. Nguyên nhân có thể là:

Rối loạn ở thận hoặc suy thận

Lạm dụng thuốc tránh thai, amphetamine, cocaine…

Tiền sản giật, thường gặp sau 20 tuần tuổi thai, nhưng đôi khi có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh

Bệnh tự miễn

Chấn thương tủy sống

Tình trạng thu hẹp các động mạch thận, động mạch chủ

Không dùng thuốc điều trị huyết áp cao

Nếu bạn bị tăng huyết áp và có bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng bình thường, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

4. Xác định các tổn thương cơ quan đích

Ngoài việc xác định chỉ số huyết áp, bệnh nhân cần được khám và làm thêm một số xét nghiệm nhằm tìm kiếm, đánh giá tổn thương cơ quan đích:

Xét nghiệm máu

Siêu âm tim đánh giá chức năng tim

Tổng phân tích nước tiểu

Điện tâm đồ (ECG) đo chức năng điện của tim

Siêu âm thận

Kiểm tra mắt xác định tổn thương mắt không

Chụp CT hoặc chụp MRI não đánh giá nguy cơ chảy máu, đột quỵ

Chụp X-quang ngực

Cần nhập viện theo dõi điều trị khi bị tăng huyết áp khẩn cấp

Cần nhập viện theo dõi điều trị khi bị tăng huyết áp khẩn cấp

5. Cơn tăng huyết áp cấp được xử lý như thế nào?

Cơn tăng huyết áp có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bệnh nhân cần được điều trị ngay để có thể hạ huyết áp an toàn, tránh những biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ đánh giá, phân loại cơn tăng huyết áp để có hướng xử trí phù hợp nhất.

Trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp

Bệnh nhân được sử dụng thuốc hạ huyết áp đường uống, với việc giảm huyết áp một cách từ từ trong 24-48 giờ. Không khuyến cáo hạ huyết áp nhanh vì điều này có thể khởi phát các biến cố như thiếu máu cơ quan đích.

Trường hợp tăng huyết áp cấp cứu

Bệnh nhân cần được giảm HA tức thì để ngăn chặn tổn thương hoặc giới hạn tổn thương cơ quan đích. Cần phân loại sớm để thiết lập các chiến lược điều trị thích hợp cho những bệnh nhân này để hạn chế tỉ lệ biến chứng và tử vong. Người bệnh nên được đưa vào một đơn vị chăm sóc đặc biệt để có thể theo dõi HA liên tục và chỉ định thuốc đường tiêm thích hợp, cho phép hành động hạ áp ngay lập tức. Bệnh nhân cần được điều trị trong phòng cấp cứu và phòng chăm sóc đặc biệt.
Mục tiêu ban đầu của điều trị là giảm huyết áp động mạch trung bình không quá 25%. Sau đó, nếu ổn định nên giảm đến 160/100 mmHg hoặc 160/110 mmHg trong vòng 2-6 giờ tới. Giảm huyết áp mạnh có thể gây thiếu máu cơ quan đích. Nếu mức HA này có thể dung nạp tốt và bệnh nhân ổn định trên lâm sàng, có thể tiếp tục giảm dần đến HA “bình thường” của bệnh nhân trong 24 – 48 giờ.
Khi huyết áp của bạn đã ổn định, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc huyết áp dạng uống.
Nếu đã được chẩn đoán bệnh lý này bạn cần làm theo các khuyến nghị của bác sĩ bao gồm việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi huyết áp và tiếp tục dùng thuốc một cách thường xuyên.

6. Một số mẹo giúp giảm huyết áp

  • Tăng cường bổ sung trái cây, rau, các sản phẩm sữa ít béo. Tăng cường ăn thực phẩm giàu kali như chuối và ngũ cốc nguyên hạt. Luôn nhớ rằng thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa nhiều natri.
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Duy trì BMI ổn định, thực hiện giảm cân khi BMI > 22,9
  • Tránh stress, kết hợp các kỹ thuật quản lý stress, chẳng hạn như hít thở sâu hoặc thiền.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích..
  • Kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên, hằng ngày.

Kiểm soát, ngăn chặn tăng huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng tránh biến chứng của bệnh tăng huyết áp khẩn cấp. Bạn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, tuân thủ điều trị theo bác sĩ chuyên khoa khi bị bệnh lý này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital