Loạn kinh là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ, nhưng không phải ai cũng biết cách chữa loạn kinh hiệu quả, dễ dàng thế nào. Hãy cùng tìm hiểu!
Menu xem nhanh:
1.Những điều cần biết về loạn kinh
1.1. Khái niệm về loạn kinh
Tình trạng rối loạn kinh là hiện tượng khá phổ biến và thường gặp. Đây là những triệu chứng tiền kinh làm cho chị em có cảm giác đau bụng, mệt mỏi. Đến ngày bắt đầu ra kinh nguyệt thì triệu chứng này có thể giảm dần hoặc mất đi. Triệu chứng này có thể được coi là bình thường nhưng khi xuất hiện mất kinh, kinh ra quá nhiều hoặc rất ít thì sẽ được đánh giá là nghiêm trọng.
Điểm danh những dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt
– Biểu hiện tiền kinh nguyệt: Cần nắm rõ những dấu hiệu mỗi khi đến ngày kinh nguyệt để có thể điều trị được chứng rối loạn kinh. Thường nếu để ý, các chị em sẽ nhận ra cơ thể mình có sự biến đổi về tâm sinh lý cũng như thể chất mỗi khi gần đến ngày kinh. Những triệu chứng thường thấy là: cảm giác nóng giận, cáu gắt thường xuyên, ngực đau, lưng nhức mỏi, đầy hơi ăn không tiêu, tiêu chảy đi ngoài, bụng đau nhẹ, hay lo lắng và mệt mỏi trong người. Không phải ai cũng gặp những triệu chứng trên, có một vài người chỉ bị một vài trong số các triệu chứng đó.
– Rong kinh: Khi đến kỳ kinh nguyệt, chị em bị rối loạn kinh sẽ có thể gặp hiện tượng rong kinh, tức thời gian kinh kéo dài hơn bình thường và lượng máu có thể cũng nhiều hơn so với người khác.
– Vô kinh: Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát
Vô kinh nguyên phát là chưa từng có kinh lần nào mặc dù đã đến tuổi thông thường xuất hiện kinh nguyệt. Thậm chí có người qua 18 tuổi vẫn không thấy xuất hiện kỳ kinh đầu tiên. Nguyên nhân có thể do tuyến yên gặp một số vấn đề, có dị tật ở cơ quan sinh sản hoặc người đó có cơ địa dậy thì muộn hơn bình thường.
Vô kinh thứ phát là tình trạng những người đã từng trải qua một số kỳ kinh rồi, nay bỗng không thấy kinh ít nhất 3 tháng liên tục với người kinh đều và 6 tháng liên tục với người kinh không đều.
Khi có những biểu hiện trên của rối loạn kinh nguyệt, chị em cần để ý thăm khám để được đưa ra hướng điều trị.
1.2. Nguyên nhân loạn kinh
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân để dẫn tới hiện tượng loạn kinh, bao gồm:
– Sau sinh đang cho con bú sữa mẹ cũng khiến nhiều mẹ không có kinh ngay mà bị trễ một vài tháng. Sự thay đổi nội tiết tố khiến cho kinh nguyệt không đến đều đặn.
– Một nguyên nhân nữa là do thói quen ăn uống không đều đặn, chị em giảm cân hoặc tập luyện thể dục thể thao quá sức. Những thói quen này sẽ tác động đến nội tiết và làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.
– Bệnh đa nang buồng trứng cũng là một nguyên nhân gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt của chị em. Bệnh này không chỉ khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt mà còn là nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn ở nhiều người.
– Bệnh suy buồng trứng sớm là một nguyên nhân cần nhắc đến. Bệnh này dẫn đến việc buồng trứng suy giảm chức năng và có thể không còn hoạt động trước khi đến tuổi 40. Bệnh này có biểu hiện từ rất sớm, thông qua những lần kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh kéo dài 1 thời gian.
– Rối loạn kinh nguyệt có thể do nguyên nhân viêm vùng chậu gây nên. Viêm vùng chậu là vùng cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm dẫn đến chảy máu nhiều sau mỗi kỳ kinh.
– Các loại khối u như: u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung, quá phát niêm mạc tử cung, polyp buồng trứng, cổ tử cung…những nguyên nhân này cần phải điều trị sớm và dứt điểm, tránh biến chứng sau này.
2. Hệ lụy loạn kinh và cách chữa
2.1. Hệ lụy loạn kinh nguyệt – Vì sao cần tìm cách chữa loạn kinh?
Nếu tình trạng loạn kinh kéo dài quá lâu có thể dẫn đến những hệ lụy như:
– Thiếu máu lâu ngày: Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt mà lượng máu mất đi nhiều, tình trạng chảy máu kinh nguyệt kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, làn da xanh xao, người mắc hay bị chóng mặt, rối loạn nhịp tim…thậm chí việc thiếu máu cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
– Tăng khả năng mắc các bệnh về phụ khoa: Kinh nguyệt kéo dài làm vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt, không chỉ làm cho chị em cảm thấy bất tiện mà còn có khả năng cao mắc các bệnh về phụ khoa. Sự ẩm ướt làm cho các loại nấm kí sinh, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh phụ khoa cho chị em.
– Tăng nguy cơ bị vô sinh: Thời điểm rụng trứng khó xác định, niêm mạc tử cung không có hiện tượng dày lên, viêm nhiễm, tắc vòi trứng chính là một trong những nguyên nhân gây nên vô sinh nguyên phát hoặc thứ phát.
– Ảnh hưởng đến đời sống tình dục của các cặp đôi: Việc quan hệ tình dục sẽ bị ảnh hưởng khi “ngày đèn đỏ” kéo dài quá lâu hoặc không biết khi nào sẽ đến khiến các cặp đôi khó chuẩn bị sắp xếp được lịch cho những ngày có ý định quan hệ tình dục.
– Ngoài ra loạn kinh kéo dài cũng có những hệ lụy khác như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc…đều là những tình trạng nguy hiểm đối với phụ nữ.
2.2. Cách chữa loạn kinh thế nào?
Rối loạn kinh nguyệt có thể để lại những hệ lụy không tốt cho sức khỏe của chị em, vì vậy cần phải tìm cách để cải thiện tình trạng này như sau:
– Xác lập chế độ ăn uống, làm việc, ngủ thích hợp: Để cải thiện hoặc chữa khỏi hoàn toàn tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bạn cần xác lập một chế độ dinh dưỡng cân bằng, có lợi cho sức khỏe. Thường xuyên vận động rèn luyện thể thao đều đặn nhưng không được gắng sức. Đồng thời cũng phải dành thời gian để nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng.
– Cân bằng tâm lý: Cố gắng giữ cho tinh thần của bạn luôn cân bằng băng cách tạo môi trường sống, làm việc học tập lành mạnh. Không tạo ra áp lực cho chính mình, luôn giữ tinh thần lạc quan yêu đời nhất có thể.
– Điều kinh bằng thuốc tránh thai.. Phương án này có thể được bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng thuốc tránh thai vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
– Kiêng bia rượu và các chất kích thích khác: Các loại chất kích thích trên không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy để điều trị rối loạn kinh nguyệt, cần phải tránh xa những chất kích thích.
Trên đây là những chia sẻ về rối loạn kinh và cách chữa loạn kinh. Hy vọng sẽ là những thông tin bổ ích dành cho những chị em gặp phải vấn đề tương tự.