Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng có cảm giác này. Nếu là người bình thường, bạn có thể dùng thuốc chống say xe, nhưng trong thời gian liệu việc uống thuốc tránh thai có thực sự an toàn. Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để biết có thai uống thuốc say xe được không?
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe
Say xe là hiện tượng xảy ra khi sự xung đột thông tin giữa các giác quan như mắt, tai, dây thần kinh tại các khớp và cơ thể của con người trong quá trình di chuyển trên các phương tiện như tàu, xe, máy bay, và trong các tình huống như đọc sách khi phương tiện đang di chuyển.
Khi xảy ra say xe, tai của hành khách cảm nhận sự chuyển động, nhưng mắt và cơ thể không cùng đồng thuận với sự chuyển động đó. Điều này gây ra sự mâu thuẫn trong việc xử lý thông tin và gửi tín hiệu đến não bộ. Trong những trường hợp như vậy, cơ thể không thể hiểu được thông tin mâu thuẫn này, dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khó chịu, đau bụng, và đau đầu. Tình trạng này thường xảy ra trong khi di chuyển trên các phương tiện như ô tô, máy bay, tàu thuyền, và thậm chí cả trong các trò chơi tàu lượn tại các khu vui chơi giải trí.
Say xe là hiện tượng xảy ra khi bạn di chuyển ở quãng đường dù ngắn hay dài, tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do:
– Trên xe có mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng: Mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn đối với mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng trên xe, gây ra cảm giác buồn nôn và say xe.
– Mẹ bầu ăn quá no trước khi lên xe: Khi ăn quá no, dạ dày bị căng tròn và có thể gây ra cảm giác buồn nôn khi di chuyển trên xe.
– Mẹ bầu ăn những món ăn khó tiêu: Một số loại thức ăn có thể gây khó tiêu và tạo ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt khi mẹ bầu tiêu thụ chúng trước khi lên xe.
2. Có thai uống thuốc say xe có được không?
2.1. Thuốc chống say xe là gì
Các loại thuốc chống say xe có một số thành phần đặc hiệu là biện pháp giúp giảm thiểu hoặc loại bỏ các triệu chứng say xe. Có nhiều loại thuốc chống say xe phổ biến, trong đó có 3 loại chính:
– Thuốc kháng histamine: Loại này không chỉ giúp kiểm soát dị ứng mà còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm triệu chứng say xe. Các thuốc trong nhóm này có thể bao gồm diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine,… Một phần nhược điểm là chúng là thường gây buồn ngủ, nhưng đây cũng là cách giúp người dùng tạm quên đi cảm giác khó chịu. Lưu ý rằng thuốc kháng histamine không thích hợp cho trẻ em.
– Thuốc kháng cholinergic: Các loại này thường được sản xuất dưới dạng miếng dán dán sau tai. Chúng ức chế hoạt động của chất acetylcholine, giúp giảm buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khác của say xe.
– Thuốc kháng đối giao cảm: Loại này sử dụng hoạt chất scopolamine (hay còn được gọi là hyoscine). Thuốc kháng đối giao cảm thường có khả năng chống say xe khá tốt và thường có thời gian tác động kéo dài (có thể lên tới 72 giờ). Tuy nhiên, chúng không phù hợp cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
2.2. Có thai uống thuốc say xe được không?
Hiện nay chưa có kết luận về những ảnh hưởng của thuốc say xe đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên thai kỳ là khoảng thời gian khá nhạy cảm nên các mẹ cần phải cẩn thận khi sử dụng thuốc. Đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hoàn chỉnh các cơ quan, từ đó có thể gây dị tật bẩm sinh
Mẹ bầu vẫn có thể uống thuốc chống say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, dù dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai, mẹ phải luôn nghiên cứu kỹ lưỡng. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến với bác sĩ trước khi dùng thuốc chống say xe.
Bên cạnh đó, các mẹ bầu hãy tham khảo những lưu ý khi uống thuốc chống say dưới đây để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
– Dùng các loại thuốc không kê toa có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl.
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không được biệt gây hại cho mẹ bé nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác.
– Các bác sĩ sản phụ khoa cũng khuyên các mẹ bầu nên dùng thuốc Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề gì nguy hại đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
3. Biện pháp giúp giảm say xe không cần dùng thuốc
Nếu lo ngại việc mẹ bầu uống thuốc say xe, bạn hãy áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:
– Uống bổ sung vitamin B6, như vậy có thể giúp giảm say xe khi mang thai.
– Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
– Không đọc sách hãy quan sát chăm chú một vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn
– Nếu đi bằng xe riêng, có thể hạ cửa kính xuống
– Hãy đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào mẹ bầu thấy khó chịu
– Chuẩn bị sẵn một túi kẹo gừng, kẹo me hoặc một món ăn vặt có vị hơi chua
– Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
– Mặc quần áo thoải mái
– Không ăn quá no trước khi lên xe
Với tất cả những chia sẻ trên đây hy vọng có thể giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc có thai uống thuốc say xe được không. Trong trường hợp cần phải dùng đến thuốc say xe tốt nhất hãy tham khảo tư vấn của các bác sĩ, tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng để tránh gây ảnh hưởng cho cả mẹ và thai nhi. Nếu các mẹ bầu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.