Cấy ghép implant là một giải pháp hiệu quả giúp điều trị tình trạng mất răng. Vậy có nên cấy ghép implant hay không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng những thông tin về phương pháp này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về cấy ghép implant
Cấy ghép implant là phương pháp thay thế răng đã mất hiệu quả bằng việc sử dụng trụ implant để cấy ghép vào xương hàm, sau đó gắn mão răng sứ lên thông qua khớp nối abutment. Răng implant được cấu tạo bởi 3 phần:
– Phần trụ implant: Phần trụ này được làm bằng chất liệu titanium chống gỉ và chống mòn, đóng vai trò như một chân răng.
– Trụ abutment: Có chức năng kết nối trụ implant với phần mão răng sứ.
– Mão răng sứ: Đây là phần lộ ra duy nhất của răng implant, có hình dáng và chức năng như một răng thật.
2. Có nên cấy ghép implant hay không?
Đây là phương pháp được chứng nhận an toàn và có hiệu quả cao với các trường hợp mất răng. Tuy nhiên, một số đối tượng sau thì không được khuyến cáo thực hiện phương pháp này.
2.1 Trẻ em dưới 17 tuổi
Theo bác sĩ, dưới 17 tuổi là độ tuổi mà cơ và xương hàm mặt đang trong quá trình phát triển và bình ổn, chưa thực sự an toàn nên việc trồng răng sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc của xương hàm.
2.2 Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang trong quá trình mang thai tuyệt đối không nên cấy ghép implant vì khi trồng răng phải thực hiện chụp X-quang và một số loại thuốc khác, bệnh nha chu cũng dễ gặp phải trong thời kỳ này khiến cho kết quả trồng răng bị ảnh hưởng.
2.3 Người bị bệnh mạn tính
Nếu bệnh nhân bị tiểu đường không được kiểm soát tốt thì khi phẫu thuật cấy ghép implant sẽ khiến cho vết thương khó lành và dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu người bệnh uống thuốc đầy đủ và kiểm soát được mức đường huyết tốt thì vẫn có thể trồng răng.
Người mắc những bệnh bạch cầu, cường cận giáp, đang hóa trị, xạ trị ung thư, suy thận, hệ miễn dịch bị suy giảm hay có van tim nhân tạo cũng sẽ ảnh hưởng đến tiến trình lành thương và cấy ghép implant, thậm chí có thể gây ra phản ứng phụ.
2.4 Xương hàm không đủ hoặc bị tiêu đi
Nếu xương hàm của người bệnh không đủ hoặc bị tiêu đi do mất răng lâu ngày thì cần phải cấy ghép xương trước rồi mới có thể đặt trụ implant. Vì nếu xương hàm không vững chắc thì khả năng tích hợp với trụ không cao và trụ dễ bị rụng.
2.5 Khoảng trống răng bị mất quá hẹp
Nếu khoảng trống của răng đã mất quá hẹp thì việc cắm trụ sẽ gặp phải khó khăn. Nếu muốn thực hiện cắm trụ thì phải nắn chỉnh và tạo ra khoảng trống phù hợp. Ngoài ra, nếu răng đối xứng mọc dài ra thì cũng phải đánh lún răng mọc dài để giúp phục hình được răng sứ trên trụ implant.
2.6 Người bị tâm thần rối loạn
Khi làm implant phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa người bệnh và bác sĩ, bệnh nhân phải có tâm lý ổn định và thoải mái. Việc cấy ghép đối với đối tượng tâm thần rối loạn có thể khiến cho họ bị căng thẳng và hoảng sợ.
3.Cấy ghép implant có đau không?
Trước khi cấy ghép trụ răng, bệnh nhân được gây tê với một lượng thuốc tê vừa đủ và được tính toán kỹ lưỡng, sau đó trụ implant sẽ được đặt vào xương hàm một cách nhanh chóng chỉ trong khoảng 20 – 30 phút. Vì vậy, bệnh nhân sẽ chỉ có cảm giác ê ẩm một chút và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày.
Sau phẫu thuật khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ có cảm giác hơi xót, khó chịu ở phần cằm, má hoặc dưới mắt. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đây là biểu hiện hết sức bình thường, gây cảm giác đau đớn khó chịu và sẽ giảm trong khoảng 1 – 2 ngày nếu như bệnh nhân chăm sóc đúng cách và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hẹn lịch tái khám và kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm và hướng dẫn cách chăm sóc hợp lý.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích để trả lời câu hỏi “có nên cấy ghép implant”. Nếu có câu hỏi về chủ đề này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của nha sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín nhé.