“Dạo gần đây cổ họng tôi thường xuyên có cảm giác bị nghẹn, có lúc còn kèm theo tức ngực, dẫn đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Bác sĩ có thể cho tôi biết những triệu chứng đó là biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị như thế nào?”
Lê Linh – Hải Phòng
Cảm ơn bạn Linh đã gửi câu hỏi đến Hệ thống y tế của chúng tôi, chúng tôi xin được giải đáp câu hỏi của bạn như sau:
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân cổ họng có cảm giác bị nghẹn
Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là dấu hiệu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau như cảm lạnh, cảm cúm, tổn thương dây thanh quản, hay lo lắng quá mức… Tuy nhiên đó cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau:
Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới, tình trạng này làm cho acid dạ dày và thực phẩm di chuyển từ dạ dày vào thực quản, từ đó gây ra tình trạng thắt nghẹn ở cổ họng hoặc ngực, tức ngực, ho khan, đau họng hoặc khàn tiếng, nôn…
Do hen suyễn
Hen suyễn là một căn bệnh làm viêm và hẹp đường dẫn khí cung cấp không khí cho phổi, đường hô hấp bị viêm trở nên nhạy cảm và khó thở hơn. Triệu chứng của hen bao gồm: thở khó, ho và thắt nghẹn trong ngực và cổ họng.
Đau ngực
Đau ngực xảy ra khi cơ tim không nhận được đủ máu chứa oxy, có rất nhiều loại đau thắt ngực và bệnh nhân có thể cảm thấy thắt nghẹn trong ngực và cổ họng kèm theo buồn nôn, mệt mỏi, đau ở hàm, cổ, vai, cánh tay và lưng…
Các bệnh viêm đường hô hấp
Viêm amidan, viêm họng, viêm họng hạt… Đây là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng dẫn đến cổ họng bị sưng, gây ra cảm giác bị nghẹn trong cổ họng, ngứa họng, đau rát.
Làm gì khi cổ họng có cảm giác bị nghẹn
Nếu cảm giác nghẹn ở cổ họng xuất hiện ngày một nhiều hoặc mức độ tăng lên thì bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đó để có hướng khắc phục và điều trị phù hợp.
Ngoài ra để hạn chế việc cổ họng có cảm giác bị nghẹn bạn cần lưu ý một số điều sau:
Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo vệ sinh
Trước tiên bạn cần thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng, ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều độ, tránh ăn những thực phẩm gây kích ứng vùng họng như uống lạnh, ăn nóng, chua, cay, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Ăn những thức ăn mềm như cháo hoặc súp, bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tránh nằm ngay sau khi ăn dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày gây khô họng, nóng họng, viêm họng và nghẹn ở cổ họng. Tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, căng thẳng, stress thường xuyên làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Thường xuyên luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể.
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sau khi ăn và súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, chống viêm vùng họng.
Tránh làm việc, ngủ ở môi trường bụi bẩn, khói bụi, máy lạnh làm cho cổ họng bị khô, lạnh, dễ bị nhiễm khuẩn.