Có cục u ở vú – coi chừng ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Có cục u ở vú có thể là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý lành tính tuyến vú như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.

Cục u ở vú – dấu hiệu ung thư vú điển hình

Có cục u ở vú có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tuyến vú khác nhau, không loại trừ ung thư vú

Có cục u ở vú có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tuyến vú khác nhau, không loại trừ ung thư vú

Xuất hiện cục u ở là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều nữ giới, do một số bệnh lý:

  • U xơ tuyến vú (bướu sợi tuyến vú): là một dạng u lành tính của tuyến vú. Đặc điểm của khối u thường tròn, nhẵn, kích thước nhỏ, có thể di động tốt, xuất hiện ở một hoặc cả hai bên vú. Ngoài biểu hiện có cục u ở vú, nữ giới còn có biểu hiện sưng, đau vùng vú, vú nhạy cảm. Các triệu chứng có thể sẽ nặng hơn trước kì kinh do những thay đổi hoóc môn nhưng cũng có thể kéo dài cả tháng.

Tham khảo: u xơ tuyến vú có nguy hiểm không

  • U nang tuyến vú: là hốc chứa đầy dịch, do một đoạn của ống dẫn sữa nở ra. Kích thước nang rất đa dạng, có thể từ vài mm đến vài cm. U nang tuyến vú thường được phát hiện ở nữ giới trên 40 tuổi.
  • Ung thư vú: là loại bệnh mà trong đó các tế bào ác tính (ung thư) được phát hiện trong các mô của vú. Những tế bảo này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan sang các mô, cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.

Có u cục ở vú là một trong những triệu chứng phổ biến ở hầu hết bệnh nhân ung thư vú và có đến khoảng 80 – 90% nữ giới phát hiện có khối u khi ở giai đoạn sớm hoàn toàn có thể sờ nắn được. Khối u này thường có kích thước lớn dần theo thời gian, lúc đầu có thể dễ di động nhưng sau dính chặt vào mô vú, gây đau…

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư vú nếu bạn có những biểu hiện đi kèm khác như:

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư vú nếu có biểu hiện bất thường đi kèm khác như núm vú tiết dịch, sưng đỏ...

Hãy cảnh giác với bệnh ung thư vú nếu có biểu hiện bất thường đi kèm khác như núm vú tiết dịch, sưng đỏ…

  • Núm vú chảy dịch bất thường, dịch có màu vàng, xanh hay có dính máu
  • Núm vú bị thụt vào một bên
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Sốt
  • Kích thước hai bên vú không cân xứng
  • Vùng da trên vú sần sùi, đỏ ửng, nóng rát
  • Đau vùng vú không rõ nguyên nhân, không liên quan đến chu kì kinh nguyệt…

Chẩn đoán ung thư vú như thế nào?

Chẩn đoán ung thư vú thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Chụp nhũ ảnh là phương pháp tầm soát và chẩn đoán ung thư vú phổ biến

Chụp nhũ ảnh là phương pháp tầm soát và chẩn đoán ung thư vú phổ biến

  • Chụp nhũ ảnh: là phương pháp phổ biến để tầm soát và chẩn đoán ung thư vú. Trường hợp phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư, hình chụp cho độ đậm cản quang không đều cấu trúc bị biến dạng…
  • Siêu âm: được thay thế cho chụp nhũ ảnh với bệnh nhân trẻ hay bệnh nhân có kèm theo bệnh xơ nang vú. Siêu âm cho phép chẩn đoán khối u đặc hay nang. Đây cũng là phương tiện hướng dẫn sinh thiết lấy mẫu bệnh phẩm.
  • Sinh thiết: cho giá trị chẩn đoán cao với độ nhạy trên 90%, độ đặc hiệu 98 – 100%
  • Xét nghiệm gen BRCA1, BRCA2: thường được chỉ định khi bệnh nhân có người nhà mắc ung thư vú hay bản thân người bệnh mắc ung thư buồng trứng

Ung thư vú rất dễ mắc nhưng cũng dễ phòng ngừa và phát hiện sớm. So với các nước phát triển, độ tuổi mắc ung thư vú ở nước ta trẻ hơn, chính vì vậy, độ tuổi khuyến khích khám sàng lọc ung thư vú cũng sớm hơn. Nữ giới trên 20 tuổi cần quan tâm đến tự khám vú tại nhà, siêu âm vú định kì… và với nữ giới trên 40 tuổi cần quan tâm đến chụp nhũ ảnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital