Có cần làm Triple Test không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu khi thực hiện những xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này và hiểu thêm về xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu đôi nét về xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test là một loại xét nghiệm không xâm lấn rất an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ bầu để làm xét nghiệm và tìm ra một số nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua việc kiểm tra nồng độ 3 chất là hCG, AFP và Estriol trong máu của phụ nữ đang mang thai.
3 chỉ số này sẽ được bác sĩ tính toán cẩn thận cùng với những yếu tố khác của người mẹ như cân nặng, tuổi mẹ, chiều cao, tuổi thai,… Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một phần mềm chuyên dụng để đánh giá nguy cơ thai nhi mắc phải Hội chứng Edward, Down hoặc dị tật ống thai nhi.
2. Những đối tượng nào cần phải thực hiện xét nghiệm Triple Test?
Triple Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện vào khoảng tuần 15 – 18 của thai kỳ giúp mẹ phát hiện sớm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nói chung tất cả mẹ bầu đều nền thực hiện Triple test, đặc biệt nếu mẹ thuộc một trong những trường hợp sau đây thì tuyệt đối không nên bỏ qua xét nghiệm này:
– Những người mẹ mang thai khi đã trên 35 tuổi.
– Thai phụ đã từng bị sảy thai hoặc thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân.
– Mẹ bầu đã từng mang thai hoặc sinh con ra bị dị tật bẩm sinh.
– Tiểu sử gia đình có người sinh con ra mắc dị tật bẩm sinh.
– Mẹ bầu mắc bệnh mạn tính hoặc bị đái tháo đường.
– Thai phụ bị nhiễm virus, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc tiếp xúc với phóng xạ trong thời gian mang thai.
– Thai phụ có những triệu chứng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu bất thường trên kết quả siêu âm.
Đặc biệt là những mẹ bầu đã thực hiện xét nghiệm Double Test có kết quả thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh phải làm Triple Test để đánh giá mức độ nguy cơ một cách rõ ràng hơn.
3. Giải đáp: Có cần làm Triple Test không?
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test không thể chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi mà chỉ cho biết hiện tại em bé trong bụng mẹ có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền không. Đồng thời, mẹ bầu có phải thực hiện thêm những xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác hay không. Khi thực hiện xét nghiệm Triple Test, có hai trường hợp bất thường tương ứng với nồng độ AFP giảm hay tăng:
– Trường hợp 1: Nồng độ AFP trong máu mẹ bầu thấp, hàm lượng Estriol và hCG bất thường thì khả năng cao là thai nhi mắc Hội chứng Edward, Down hoặc những bất thường di truyền khác.
– Trường hợp 2: Nồng độ AFP trong máu mẹ bầu cao, thai nhi có khả năng mắc khuyết tật ống thần kinh hoặc thiếu một phần não. Tuy nhiên, thai phụ cần phải xác định tuổi thai chính xác. Vì đa số những trường hợp hàm lượng AFP tăng là do mẹ bầu xác định tuổi thai không đúng.
Tuy nhiên, để có thể dự đoán chuẩn xác nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ phải kết hợp kết quả xét nghiệm hCG, Estriol và AFP với những yếu tố khác như cân nặng, tuổi mẹ, chiều cao, tiền sử bệnh lý, thói quen, tuổi thai, tình trạng đơn thai hay đa thai, tiền sử sản khoa,… Nếu kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test cho thấy thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ khuyên mẹ bầu nên thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu hơn như NIPT hoặc chọc ối.
Theo các chuyên gia, xét nghiệm sàng lọc trước sinh – Triple Test có độ chính xác khá cao. Để giảm thiểu tối đa sai số xảy ra, mẹ bầu nên làm xét nghiệm này ở những cơ sở y tế uy tín.
Có thể thấy rõ một điều rằng, Triple Test là xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu nào cũng nên thực hiện trong thai kỳ. Tốt nhất, thai phụ nên đi khám thai, siêu âm thai và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại cùng một cơ sở sản khoa cố định như Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI. Bởi vì điều này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng của mẹ bầu, thai nhi một cách hiệu quả hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ nhanh chóng phát hiện ra những biến chứng sản khoa (nếu có) của mẹ bầu và tư vấn phương pháp can thiệp tốt nhất.