PET/CT là kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu được ứng dụng phổ biến trong một số bệnh như ung thư, tim mạch, thần kinh… Vậy cụ thể, chụp PET/ CT là gì?
Menu xem nhanh:
Chụp PET/ CT là gì?
PET (Positron Emission Tomography – ghi hình cắt lớp positron) cung cấp thông tin về chức năng của các cơ quan trong cơ thể. CT (Computed Tomography- chụp cắt lớp vi tính) cung cấp các hình ảnh về giải phẫu và cấu trúc cơ thể. Chụp PET/ CT là gì? Chụp PET/ CT là sự kết hợp của hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu trên nhằm ghi lại chính xác hình ảnh tổn thương bệnh lý, đưa ra hướng điều trị bệnh cụ thể.
Để chụp PET/ CT bệnh nhân được chỉ định chụp CT trước để cung cấp hình ảnh giải phẫu cơ thể sau đó sẽ được tiêm một lượng nhỏ thuốc FDG – một dược chất phóng xạ có cấu trúc tương tự Glucose, trong nguyên tử có chứa nguyên tố phóng xạ Flour – 18.
Tìm hiểu thêm về qui trình: tầm soát ung thư phổi
Chụp PET/ CT trong chẩn đoán bệnh ung thư
Mặc dù các chỉ định PET đã được nghiên cứu và chỉ định ban đầu cho bệnh nhân tim mạch, thần kinh nhưng thực tế có đến 90 – 95% bệnh nhân tiến hành chụp PET/ CT là sử dụng trong ung thư. Đây là phương pháp giúp ghi lại hình ảnh ở mức độ tế bào và mức độ phân tử, giúp chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm, phân biệt khối u lành tính và ác tính, cung cấp thêm thông tin chẩn đoán bệnh khi các phương pháp chẩn đoán khác còn nghi ngờ. Đặc biệt, PET/ CT có vai trò quan trọng nhất trong đánh giá mức độ lan tràn ung thư, đặc biệt là tình trạng ung thư di căn, trên bệnh nhân đã được chẩn đoán mô bệnh học là ung thư.
Khảo sát lâm sàng cho thấy, có nhiều bệnh nhân quyết định thay đổi hướng điều trị sau khi tiến hành chụp PET/ CT. Theo đó, có đến có được các quyết định điều trị đúng, 45 – 60% bệnh nhân đã được thay đổi phương pháp điều trị sau khi chụp PET/CT. PET/ CT ứng dụng rộng rãi trong một số bệnh ung thư là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư hạch, ung thư đầu – cổ…
Quy trình chụp PET/ CT:
- Trước khi chụp PET/ CT, người bệnh cần đem theo đầy đủ hồ sơ bệnh lý, mặc quần áo thoải mái, uống nhiều nước ngoại trừ các chất kích thích. Trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ phải điều chỉnh về mức độ bình thường trước khi tiến hành chụp. Bệnh nhân cũng có thể được xem xét uống thuốc an thần nếu cần thiết.
- Quy trình chụp bắt đầu khi bệnh nhân được tiêm một lượng nhỏ gluco FDG và chờ đợi khoảng 45 – 90 phút. Sau thời gian chờ đợi, bệnh nhân sẽ được đưa vào máy chụp PET trong khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể chụp lại sau 2 – 3 tiếng.