Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát/ vảy hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung chỉ xếp sau ung thư vú. Tuy nhiên, nữ giới hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện bệnh từ sớm thông qua tầm soát ung thư cổ tử cung. Vậy tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể trong bài viết này.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện ra các tế bào bất thường ở cổ tử cung của nữ giới. Kịp thời đưa ra phương pháp ngăn chặn và điều trị trong trường hợp người bệnh mắc ung thư. Hiểu đơn giản, tầm soát ung thư càng sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh càng cao, lên tới 80 – 90% so với giai đoạn muộn.
Theo đó, những dấu hiệu bất thường dưới đây đang ngầm cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung. Hãy cẩn trọng!
– Âm đạo chảy máu bất thường, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày.
– Khí hư âm đạo bốc mùi khó chịu, đặc sệt, màu vàng hoặc kèm với dịch nhầy có máu.
– Sau khi quan hệ tình dục bị đau, chảy máu âm đạo.
– Kỳ kinh không đều, rong kinh.
– Cơ thể mệt mỏi, sa sút, sụt cân không rõ lý do.
– Đau tức bụng dưới, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu buốt.
Theo Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ, đối tượng và độ tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung như sau:
– Dưới 21 tuổi: Chưa bắt buộc tầm soát ung thư.
– Từ 21 – 29 tuổi: Nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 3 năm/ lần.
– Từ 30 – 65 tuổi: Nếu âm tính với HPV thì nên tầm soát từ 3 – 5 năm/ lần. Nếu dương tính với HPV thì nên tầm soát định kỳ mỗi năm 1 lần.
– Trên 65 tuổi: Không cần tầm soát vì hầu hết các kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng nguy cơ ung thư.
2. Tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì còn phụ thuộc vào mỗi cơ sở y tế bạn đăng ký thăm khám hoặc hình thức khám (theo gói hay riêng lẻ). Tuy nhiên, thông thường trong một gói tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm:
2.1 Khám lâm sàng
Bước đầu tiên trong tầm soát ung thư cổ tử cung là bước khám lâm sàng trực tiếp với bác sĩ sản phụ khoa. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám:
– Tình trạng sức khỏe.
– Các triệu chứng bất thường.
– Thể trạng sức khỏe cá nhân hoặc tiền sử bệnh lý gia đình.
Lúc này, bạn hãy trung thực cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin để bác sĩ nắm bắt. Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định khám chuyên sâu phù hợp với bạn.
2.2 Xét nghiệm
Để đưa ra kết luận bệnh chính xác nhất, nữ giới cần thực hiện rất nhiều xét nghiệm khác nhau. Trong đó, một số phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất khi tầm soát ung thư cổ tử cung:
– Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung): Là một xét nghiệm tế bào học, giúp xác định những thay đổi bất thường về tế bào do virus HPV gây ra ở cổ tử cung. Quá trình xét nghiệm Pap tương đối nhanh, chỉ khoảng 5 phút và bạn có thể nhận lại kết quả sau 1 ngày.
– Xét nghiệm Cobas test: Giúp phát hiện và xác định 2 chủng HPV phổ biến là type 16 và 18. Đây là 2 chủng virus HPV tồn tại tới 70% trong tử cung khi nữ giới mắc ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm Cobas giúp phát hiện khoảng 12 chủng HPV khác nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nói chung. Kết quả của xét nghiệm này sẽ được công bố sau khoảng 7 – 10 ngày.
– Xét nghiệm Thinprep: Được coi là phiên bản nâng cấp của xét nghiệm “Pap smear”. Thinprep giúp giảm nguy cơ bỏ sót mẫu tế bào bất thường, giảm tỷ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu sàng lọc ung thư.
– Xét nghiệm HPV DNA: Phương pháp này nhằm tách chiết DNA, kết hợp với công nghệ giải trình nhằm xác định sự có mặt của nhiều chủng HPV khác nhau. Phương pháp phân tích DNA cho kết quả sau 2 ngày nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.
3. Trước khi tầm soát ung thư cổ tử cung cần lưu ý điều gì?
Để đảm bảo kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung mang tới kết quả chuẩn xác nhất, nữ giới cần chú ý những điều dưới đây:
– Không quan hệ tình dục trong vòng 2 – 3 ngày trước khi xét nghiệm.
– Nữ giới không sử dụng bọt tránh thai, băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo. Đặc biệt, không tiến hành thụt rửa trong vòng 2 – 3 ngày trước khi xét nghiệm. Tránh trường hợp rửa trôi tế bào bất thường.
– Thời gian tốt nhất để tiến hành xét nghiệm PAP là sau 5 ngày kết thúc kinh nguyệt. Thực tế, những ngày “đèn đỏ” vẫn có thể xét nghiệm bình thường nhưng kết quả khám không đạt độ chuẩn xác nhất.
– Nữ giới nên đi tiểu trước khi bắt đầu thực hiện phết PAP để tránh cảm giác khó chịu do bàng quang đầy.
Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp chị em giải đáp câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung gồm những gì. Nếu như bạn vẫn chưa biết khám tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâuy tốt thì Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là địa chỉ có thể tham khảo. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại (robot xét nghiệm tự động, máy chụp cộng hưởng từ mri,..), trực tiếp thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi,…chắc chắn sẽ mang tới cho bạn 1 trải nghiệm vô cùng hài lòng tại đây.