Chẩn đoán bệnh sởi sớm và điều trị kịp thời là điều rất quan trọng. Vì bệnh sởi mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng khác.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch bị tổn thương. Bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp, có thể bùng phát thành dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.
Chẩn đoán bệnh sởi được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng đặc trưng của bệnh như phát ban da, có đốm trắng trong miệng, sốt, ho và đau họng. Nếu không thể xác định được chẩn đoán dựa trên quan sát, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để tìm kiếm virus sởi.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện từ 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Do đó để giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh sởi chính xác, cần nhận biết được các dấu hiệu và triệu chứng này:
– Sốt
– Ho khan
– Sổ mũi
– Viêm họng
– Viêm kết mạc
– Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có thể là đốm Koplik.
– Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.
Sự lây nhiễm của bệnh sởi xảy ra theo thời kỳ tuần tự trong khoảng từ 2 – 3 tuần.
– Thời kỳ ủ bệnh: 10 – 14 ngày đầu tiên sau khi lây nhiễm virus, người bệnh chưa có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi trong thời kỳ này.
– Thời kỳ khởi phát: các dấu hiệu và triệu chứng thời kỳ ủ bệnh không đặc hiệu. Người bệnh có thể bị sốt nhẹ kèm theo ho dai dẳng, chảy nước mũi, viêm kết mạc và đau cổ họng. Các triệu chứng này tương đối nhẹ, chỉ kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày.
– Thời kỳ phát ban: nốt ban xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng và phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, ban lan xuống lưng, bụng, 2 tay và sau cùng là 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Ban sởi màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại. Trong trường hợp nhẹ, ban mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, ban mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.
– Thời kỳ phục hồi: ban sởi bay theo trình tự xuất hiện để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.
Những phương pháp chẩn đoán bệnh sởi trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.