Cạo lưỡi có tốt không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Trên thực tế, sức khỏe khoang miệng ngoài vệ sinh răng và nướu thì lưỡi cũng là bộ phận cần được quan tâm. Để biết rõ hơn về cách vệ sinh lưỡi và có nên sử dụng phương pháp cạo lưỡi hay không, chúng ta hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Cạo lưỡi có tốt không? Những lợi ích của cạo lưỡi
1.1 Cạo lưỡi có tốt không?
Cạo lưỡi là phương thức sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tác động lên trên lưỡi. Việc cạo lưỡi thường được thực hiện vào thời điểm trước hoặc sau khi đánh răng để làm sạch khoang miệng.
Với câu hỏi cạo lưỡi có tốt không, đáp án là có. Cạo lưỡi là hành động cần thiết và quan trọng với sức khỏe răng miệng. Bởi tương tự như răng, lưỡi tiếp xúc trực tiếp với bất kỳ thứ gì chúng ta ăn uống. Bề mặt lưỡi sẽ trở thành nơi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Và việc cạo lưỡi sẽ giúp lấy đi những vi khuẩn ấy, giúp phòng ngừa bệnh tật cũng như nhiều vấn đề khác.
1.2 Những lợi ích của cạo lưỡi
1.2.1 Hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trên lưỡi
Như chúng ta cũng biết, để có một khoang miệng khỏe mạnh, chỉ đánh răng là không đủ. Chúng ta cần kết hợp với nhiều phương pháp khác, điển hình là cạo lưỡi. Lưỡi cũng là một bộ phận trong miệng cần được chú ý vệ sinh. Cũng giống như răng, lưỡi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn và thức uống mỗi ngày. Vì vậy, nó trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập.
Việc cạo lưỡi là một cách hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn trên lưỡi rất tốt. Cạo lưỡi đều đặn sẽ đem đến hiệu quả làm sạch đáng kể. Sau khi thực hiện cạo lưỡi, những cặn thức ăn, những mảng bám và cả vi khuẩn sẽ được quét sạch. Từ đó, lưỡi sẽ được bảo vệ an toàn khỏi viêm nhiễm và các bệnh lý.
1.2.2 Giảm tình trạng hôi miệng
Vi khuẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi lâu ngày sẽ gây nên nhiều vấn đề. Bên cạnh các vấn đề bệnh lý, tình trạng hôi miệng cũng rất đáng ngại. Trong các vi khuẩn, mảng bám trên lưỡi có chứa volatile là một chất gây mùi khó chịu. Khi cạo lưỡi, hành động này có thể giúp ta loại bỏ tới 75% volatile trên lưỡi. Nhờ vậy, hơi thở sẽ tránh được mùi khó chịu, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp.
1.2.3 Tăng cảm nhận vị giác
Lưỡi đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ăn uống, giúp cảm nhận hương vị của đồ ăn. Khi lưỡi được đảm bảo sức khỏe, các hạt vị giác trên lưỡi sẽ hoạt động tốt hơn. Ngược lại, nếu lưỡi chứa nhiều mảng bám, vi khuẩn tích tụ sẽ là trở ngại lớn tới quá trình vị giác hoạt động. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến ta giảm hứng thú với việc ăn uống thậm chí là chán ăn. Nghiêm trọng hơn, đây sẽ là nguy cơ của bệnh suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất.
Trước tình trạng này, có thể thấy việc cạo lưỡi rất cần được duy trì. Cạo lưỡi thường xuyên sẽ hỗ trợ cho các hạt vị giác hoạt động tốt. Chất lượng của quá trình ăn uống sẽ được cải thiện.
1.2.4 Tốt cho hệ tiêu hóa
Có thể nhiều người chưa biết, bất kỳ thứ gì tiếp xúc với thức ăn con người sử dụng đều ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa. Và lưỡi cũng vậy. Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh hay không một phần là dựa vào tình trạng lưỡi hiện tại. Nếu vi khuẩn sinh sôi, tấn công vào lưỡi sẽ gây tình trạng viêm nhiễm, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình đưa thức ăn vào cơ thể. Lâu ngày, điều này sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị tổn thương.
Một giải pháp nhanh, gọn, hiệu quả cho vấn đề chính là cạo lưỡi. Cạo lưỡi sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tối đa. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ được hoạt động an toàn và đều đặn. Không dừng lại ở đó, cạo lưỡi còn kích thích, tăng sự sản sinh nước bọt và Agni. Agni là một chất rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
2. Các phương pháp cạo lưỡi
2.1 Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi
Dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng là một trong những phương pháp cạo lưỡi được rất nhiều người áp dụng. Sử dụng dụng cụ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên lưỡi lên tới 75%. Đặc biệt, lượng VSC – chất khiến hơi thở có mùi khó chịu cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Để việc vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng đạt hiệu quả tối đa, ta cần lưu ý một vài điều sau:
– Chọn lựa dụng cụ phù hợp: Lời khuyên là chúng ta hãy chọn những cây cạo lưỡi phù hợp với bản thân về cả kích thước lẫn đầu cạo. Như vậy, việc cạo lưỡi sẽ không chỉ có công dụng làm sạch mà còn tạo cảm giác thoải mái.
– Thực hiện đúng quy trình: Đầu tiên, ta hãy đưa lưỡi ra ngoài để có thể vệ sinh được tốt nhất. Tiếp đến hãy lấy dụng cụ cạo đưa từ phía cuống lưỡi ra tới đầu lưỡi. Đặc biệt lưu ý về tốc độ và độ mạnh của thao tác để tránh cảm giác khó chịu và tổn thương lưỡi. Ta thực hiện liên tục như vậy vài lần rồi súc miệng bằng nước ấm để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn. Và hãy nhớ, vệ sinh dụng cụ cạo sau mỗi lần vi khuẩn để không tích tụ vi khuẩn.
2.2 Sử dụng bàn chải đánh răng
Bên cạnh sử dụng dụng cụ cạo chuyên dụng, để tiện lợi hơn, nhiều người cũng lựa chọn sử dụng chính bàn chải đánh răng để thực hiện cạo lưỡi. Tuy hiệu quả của phương pháp này chỉ dừng lại ở mức 40-45%, thế nhưng nó lại đem tới sự đơn giản và tiện dụng hơn. Đồng thời, điều này sẽ là một cách nhắc nhở bản thân vệ sinh lưỡi sau khi đánh răng.
Đối với phương pháp này, ta cũng cần chú ý một số điều để đạt hiệu quả tốt:
– Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để tránh gây tổn thương lưỡi.
– Thực hiện theo đúng các bước: Đưa lưỡi về phía ngoài để việc vệ sinh dễ dàng và trọn vẹn. Đưa bàn chải đánh răng chải nhẹ theo chiều dọc từ cuống lưỡi đến đầu lưỡi. Ta thực hiện như vậy một vài lần rồi súc miệng sạch, loại bỏ toàn bộ chất bẩn.
– Làm sạch bàn chải bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng.
3. Thực hiện mỗi ngày cạo lưỡi có tốt không?
Có thể thấy, cạo lưỡi là một phương pháp tốt để ngăn ngừa, giảm thiểu các vấn đề ở khoang miệng. Tần suất và mức độ cạo lưỡi như thế nào là tùy vào tình trạng răng miệng, độ tuổi mỗi người. Nhưng nhìn chung, 1 đến 2 lần / ngày là tần suất phù hợp với số đông. Nếu thực hiện cạo lưỡi quá nhiều cũng sẽ không giúp hiệu quả tức thời mà có thể phải đối mặt với những tổn thương cho lưỡi. Ngoài ra, thời điểm thích hợp để thực hiện cạo lưỡi thường vào sáng và tối trước khi đi ngủ.
Bên cạnh việc cạo lưỡi và chăm sóc răng miệng nói chung tại nhà, để đảm bảo bản thân luôn có một khoang miệng khỏe mạnh, chúng ta hãy kết hợp với việc khám định kỳ nhé. Thói quen khám định kỳ sẽ giúp mỗi người kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe bản thân. Từ đó, sự điều chỉnh về chế độ chăm sóc sẽ phù hợp hơn.