Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm do viêm xoang

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm mũi xoang sẽ là bệnh nguy hiểm, có thể biến chứng nặng, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Viêm xoang gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Viêm xoang là bệnh phổ biến, xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển vào thời điểm giao mùa.Số liệu thống kê năm 2014 cho thấy số người viêm mũi, xoang chiếm từ 15 – 17% dân số và tiếp tục có dấu hiệu gia tăng.
Người bị viêm mũi xoang thường có các triệu chứng: nghẹt mũi, chảy mũi, ngửi kém, đau nhức mũi, sốt, có thể bị nhức đầu (đỉnh, thái dương, chẩm gáy), ho, khạc đờm, mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống.
Bệnh thường diễn biến dai dẳng, có thể chuyển đổi từ cấp tính sang mạn tính và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứngtùy thuộc vào lứa tuổi, cơ địa bệnh nhân và vị trí bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, những người bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, polype mũi, lệch vách ngăn mũi) hay người bị nhiễm cầu khuẩn (Streptococcus, Stapylocossus)có nguy cơ biến chứng cao hơn.

img20161013103322435-9ed39

Ảnh minh họa

Biến chứng mắt

Biến chứng do viêm xoang hay gặp nhất là nhiễm trùng ổ mắt, chiếm tỉ lệ rất cao (85%), trong đó có khoảng 10% bị mù mắt. Quá trình viêm nhiễm lan tỏa hoặc theo đường mạch máu từ xoang qua hốc mắt gây nên các biến chứng tại mắt.
Ngoài ra, còn 1 số biến chứng thường gặp khác như: viêm mô liên kết quanh hốc mắt (đau nhức mắt dữ dội, đau xuyên lên đỉnh đầu, mi mắt sưng phùdo tụ mủ trong hốc mắt, có thể lan ra cả vùng thái dương);
viêm dây thần kinh thị giác (thị lực bệnh nhân đột nhiên giảm mà không rõ nguyên nhân); áp-xe mi mắt (mí mắt sưng to, nóng, đỏ, đau, kết mạc xung huyết, vỡ mủ sau 4 – 5 ngày); áp-xe túi lệ (bệnh nhân sốt và nhức mắt, góc trong mắt sưng nề, đỏ lan đến mi mắt và toàn bộ kết mạc.

Biến chứng não

Các biến chứng về màng não tuy ít gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, có thể gây tử vong. Dấu hiệu thường gặp là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, tăng áp lực nội sọ (sốt cao, nhức đầu, sợ ánh sáng, tinh thần trì trệ, buồn nôn, cổ cứng).
Bên cạnh viêm màng não điển hình còn có viêm màng nhện, dịch não tủy không thay đổi nhưng màng nhện và màng nuôi dính lại, tạo thành một lớp bọc lấy dây thần kinh sọ, gây đau đầu, mờ mắt, ù tai…Khi có áp-xe thùy trán sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng xương

Bệnh bắt đầu ở xương trán và lan rộng dần ra các xương khác của sọ như xương thái dương, xương đỉnh… Bệnh nhân thường thấy đau nhức ở xương trán, sau đó sưng vùng xoang trán và hình thành ổ áp-xe. Quá trình viêm có thể lan rộng ra các xương nếu không điều trị kịp thời.

Viêm tắc tĩnh mạch hang

Triệu chứng bệnh xuất hiện một cách ồ ạt: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, màng tiếp hợp bị phù nề, đỏ bầm, nhãn cầu lồi phía trước, kém di động, gai mắt nề. Bệnh thường lan nhanh ra hai bên mắt, tiên lượng rất nặng, trước khi có kháng sinh thì tỉ lệ tử vong rất cao.

img20161013103328097-fa41f

Viêm xoang có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Khuyến cáo điều trị và phòng ngừa biến chứng

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi xoang hiệu quả, tránh biến chứng, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị đúng cách. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc khuyến cáo:
– Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh,cần luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi. Thường xuyên vệ sinh họng, miệng hàng ngày, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
– Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống chứa nhiều đường vì sẽ khiến cơ thể mất nước, dịch nhầy của mũi đặc lại, làm trầm trọng hơn các triệu chứng viêm mũi xoang.
– Cần bổ sungrau xanh, trái cây(chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể), gừng, tỏi(chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm). Nên tránh ăn hải sản và các thực phẩm dễ gây dị ứng cho cơ địa người bệnh.
– Ngay khi bệnh khởi phát, cần đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn.
– Người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình và liều lượng thuốc được chỉ định. Chỉ nên sử dụng thuốc đã được kiểm nghiệm lâm sàng và cấp phép sử dụng tại các bệnh viện lớn.
– Người bệnh viêm mũi, xoang cấp tính có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với thuốc thảo dược từ 3 – 5 ngày, sau đó duy trì thêm từ 7 – 10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.
– Đối với người bị viêm mũi, xoang mạn tính, khi bệnh tái phát cần điều trị bằng thuốc trước khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng có thể dùng thuốc thảo dược từ 2 đến 4 tuần để điều trị từ gốc. Sau mỗi đợt điều trị tấn công hoặc thời gian giao mùa, người bệnh cũng nên uống một đợt dự phòng để tránh nguy cơ tái phát.
Tuy nhiên đối với Đông y, người bệnh cũng cần lưu ý chỉ nên lựa chọn thuốc thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng và được các bác sỹ khuyên dùng, tuyệt đối không lạm dụng TPCN sử dụng thay thế thuốc trong liệu trình điều trị bệnh viêm mũi, xoang.
Theo Dân trí

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital