Viêm chân răng là một vấn đề nha khoa thường gặp. Tuy nhiên, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách, bệnh có thể biến chứng thành nhiều vấn đề nguy hiểm. Cả sức khỏe, tinh thần và sinh hoạt hàng ngày đều có thể bị ảnh hưởng. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những biến chứng tiềm ẩn từ viêm chân răng hàm dưới.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về tình trạng viêm chân răng hàm dưới
1.1 Thế nào là tình trạng bị viêm chân răng?
Viêm chân răng là một trong những vấn đề điển hình trong nha khoa. Triệu chứng của viêm chân răng thường khác nhau theo 3 giai đoạn:
– Giai đoạn nhẹ: Lợi thường sưng đỏ, tấy và có thể chảy máu khi chải răng. Tuy lợi có tổn thương nhưng giai đoạn này vẫn bao phủ chân răng. Tổn thương vẫn chưa gây tác động đến xương và các mô xung quanh.
– Giai đoạn nặng: Lợi sưng đỏ nghiêm trọng và có biểu hiện bị tụt lợi, áp xe nướu. Vi trí viêm có thể xuất hiện dịch mủ gây mùi khó chịu quanh chân răng. Đồng thời, người bệnh cảm thấy đau nhức và sưng vùng má.
– Giai đoạn nghiêm trọng:
Đây chỉ là những biểu hiện ở giai đoạn nhẹ. Lâu ngày, bệnh ngày càng nặng, vi khuẩn sẽ lan xuống. Chúng phá hủy nha chu có chức năng nâng đỡ răng. Cùng với đó, nhiều nguy cơ nguy hiểm khác có thể xảy ra.
1.2 Nguyên nhân gây viêm chân răng hàm dưới
Nguyên nhân gây viêm chân răng thường xuất phát từ vệ sinh răng miệng kém. Điều này khiến các mảng bám và cao răng có hại tích tụ. Sự tích tụ này sau một thời gian dài có thể kích thích nướu sưng đỏ, dẫn đến tụt lợi và sưng chân răng.
Bên cạnh đó, viêm chân răng cũng có thể xảy ra do:
– Răng mọc lệch: Răng mọc lệch tạo điều kiện cho thức ăn dễ bị mắc kẹt, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm chân răng.
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn cứng có thể làm tổn thương nướu và phá vỡ sự liên kết với chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm chân răng.
– Bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, chảy máu chân răng cũng gây ra tình trạng viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho vi khuẩn phá hủy hệ mô quanh răng và gây viêm chân răng.
– Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc trị bệnh tiểu đường, huyết áp, tim mạch có thể đi kèm với tác dụng phụ gây nên viêm chân răng.
2. Nguy cơ biến chứng từ viêm chân răng hàm dưới
Viêm chân răng hàm dưới nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Trong đó bao gồm:
– Khó khăn khi ăn nhai: Viêm chân răng gây ra sưng nướu và đau nhức. Điều này sẽ khiến cho quá trình ăn nhai trở nên khó khăn và đau nhức.
– Tăng nguy cơ mất răng: Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, viêm chân răng có thể dẫn đến sự tổn thương nghiêm trọng. Vi khuẩn lan rộng sẽ gây tình trạng tụt lợi. Từ đó, răng không còn có thể đứng vững dẫn tới gãy rụng.
– Gây viêm chân răng có mủ: Trong một số trường hợp, vi khuẩn gây viêm chân răng có thể gây ra sự tích tụ của mủ, tạo ra tình trạng viêm chân răng có mủ, gây ra cảm giác đau đớn và không thoải mái.
– Áp xe: Viêm chân răng nặng có thể dẫn đến tình trạng áp xe. Điều này làm giảm sự bám dính của nướu vào răng và gây tổn thương cho xương hàm, làm suy yếu cấu trúc răng và gây ra sự lung lay hoặc mất răng.
3. Phương pháp điều trị viêm chân răng hàm dưới
3.1 Điều trị viêm chân răng hàm dưới mức độ nhẹ
Đối với tình trạng viêm mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng. Sau đó, những phương pháp cần thiết để chăm sóc, hỗ trợ cải thiện tình trạng sẽ được hướng dẫn:
– Vệ sinh răng miệng phù hợp: Chúng ta hãy chải răng từ 2-3 lần mỗi ngày. Cùng với đó, việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch những kẽ răng là rất cần thiết.
– Sử dụng nướu súc miệng chứa chất kháng khuẩn: Nước súc miệng có thể giúp giảm vi khuẩn trong miệng. Điều này sẽ giúp giảm viêm nướu.
– Điều trị tình trạng sâu răng nếu có: Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm nướu, việc điều trị sâu răng kịp thời có thể ngăn chặn sự phát triển của viêm chân răng.
3.2 Điều trị viêm chân răng hàm dưới mức độ nặng, nghiêm trọng
Trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng, phần chân răng bị phá hủy hoàn toàn và không còn khả năng phục hồi. Khi đó, việc nhổ bỏ răng là cần thiết để ngăn chặn sự lan rộng của viêm và tránh ảnh hưởng đến các răng lân cận. Sau khi nhổ răng, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phục hình răng. Trong đó, phương pháp phổ biến là trồng răng Implant. Đây là một giải pháp phục hình răng hiện đại và tiên tiến giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tái tạo thẩm mỹ cho nụ cười. Quy trình này thực hiện với việc đặt một trụ răng Implant vào xương hàm. Sau đó, răng sứ giả sẽ được gắn lên trên.
Trồng răng Implant đem tới nhiều lợi ích sau khi thực hiện:
– Khôi phục chức năng ăn nhai: Răng Implant có khả năng chịu lực tốt, giúp bệnh nhân có thể ăn nhai như bình thường mà không gặp khó khăn.
– Thẩm mỹ cao: Răng Implant được thiết kế và làm bằng vật liệu chất lượng cao, giống như răng tự nhiên, giúp nụ cười trở nên tự nhiên và đẹp hơn.
– Ngăn ngừa tiêu xương hàm: Việc đặt cọc Implant vào xương hàm giúp kích thích sự phát triển và duy trì cấu trúc xương, ngăn chặn sự tiêu xương hàm.
Bài viết đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về viêm chân răng hàm dưới cùng những nguy cơ biến chứng có thể xảy ra. Để phòng bệnh cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn, mọi người cần rèn thói quen khám nha khoa định kỳ. Như vậy, mọi vấn đề khoang miệng sẽ luôn được kiểm soát tốt.